Do đó, nước này muốn có lực lượng lao động từ nước ngoài trong thời gian sớm nhất có thể để hỗ trợ ngành dịch vụ tại sân bay.

Chia sẻ với báo giới tại thủ đô Berlin ngày 27/6, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Đức cho biết giống với các nhân viên khác, nhân viên tạm thời trong ngành hàng không sẽ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình về kiểm tra an ninh cũng như mức độ tin cậy trong vòng 2 tuần. Tất nhiên, quyền lợi của nhân viên tạm thời cũng được đảm bảo đầy đủ như được hưởng mức lương cơ bản và cấp chỗ ở. 

leftcenterrightdel
Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức ngày 12/5/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Hiện chưa rõ số lượng người lao động nước ngoài Đức tiếp nhận, song theo báo Bild am Sonntag, số người lao động có chuyên môn từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức từ tháng 7 tới có thể lên tới 4 chữ số. Dự kiến, số lao động nước ngoài này có thể được huy động để làm việc ở bộ phận hành lý. 

 

Trên thực tế, tình trạng "đói" nhân viên ngành hàng không không chỉ xảy ra tại Đức. Hãng hàng không giá rẻ EasyJet của Anh mới đây ra thông báo cắt giảm số chuyến bay và tổ chức lại công tác vận hành do thiếu nhân viên cả ở bộ phận mặt đất và phi công. 

Đây là tình cảnh chung của ngành hàng không trên khắp thế giới trong bối cảnh các hãng hàng không chưa kịp bù đắp lỗ hổng nhân viên mất đi trong dịch COVID-19 để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không gia tăng trở lại nhanh chóng sau dịch. Chính vì thế, trong mùa Hè năm nay, hình ảnh hàng dài người xếp hàng tại các quầy làm thủ tục liên tục được dự báo còn kéo dài.

Theo TTXVN