leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Sở dĩ người lao động quan tâm tới chương trình này bởi chi phí thấp, cơ hội tuyển dụng lớn, thu nhập cao từ 40-60 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, khi tham gia vào chương trình EPS, người lao động được bảo vệ và thụ hưởng các chế độ như lao động Hàn Quốc.  

Từ đầu năm 2023 tới nay, Trung tâm đã tổ chức tuyển chọn được 805 người lao động đăng ký dự thi theo chương trình EPS năm 2023 cho 4 ngành: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp. Trung tâm cũng đã thông báo kết quả thi tiếng Hàn ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và kế hoạch kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực qua trang web chính thức của Trung tâm.

Kết quả, đến nay đã có 211 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn học định hướng, trong đó 105 lao động đã được xuất cảnh theo chương trình EPS. Ngoài ra, Trung tâm cũng hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công việc sang ngành đóng tàu theo chương trình EPS theo Công văn của Trung tâm lao động ngoài nước cho 83 người lao động.

Lao động tỉnh Ninh Bình tham gia vào thị trường lao động Hàn Quốc từ năm 2005. Đến nay, đã có hàng nghìn lao động đã và đang làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc, trong đó có khá nhiều lao động đi xuất khẩu theo chương trình EPS.

Tính riêng từ đầu năm 2023 tới nay, toàn tỉnh đã đưa trên 800 lao động đi xuất khẩu, trong đó trên 500 lao động tham gia vào thị trường Hàn Quốc. 

Để tạo điều kiện cho lao động tiếp cận với chương trình EPS, ngoài việc thông tin kịp thời tình hình thị trường lao động, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường hơn nữa các giải pháp hỗ trợ người lao động về ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng, giáo dục định hướng cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường XKLĐ.

Theo baodansinh