Một trong các hoạt động gây tốn kém nhất phải kể đến là mua sắm.Nhưng cách để tránh phung phí lại cũng đơn giản đến không ngờ: đến siêu thị gần trước giờ đóng cửa, nếu có nhu cầu mua đồ ăn nấu sẵn.
Thực ra, nguyên lý này không chỉ áp dụng ở siêu thị mà ở hầu hết khu chợ, nhà hàng, cửa hàng bách hóa, chợ búa…Điều này dựa trên một nguyên lý giản đơn là sự hết hạn.Bất kỳ sản phẩm nào cũng có hạn sử dụng,từ đồ ăn cho đến kem đánh răng, dầu gội đầu hay mỹ phẩm.Với những sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu đến mức người ta coi gần như không có (chăn ga gối đệm, quần áo, đồ điện tử…) thì hạn sử dụng trong trường hợp này là tính thời trang, tính “mốt”, tính hiện đại của nó. Chẳng hạn, khi cái nóng qua đi cũng là lúc quần áo mùa hè cần thanh lý, màu xanh có thể xu hướng của năm nay nhưng chưa chắc của năm sau,TV màn hình phẳng đã dần thay thế hầu hết TV màn hình cong…Do đó, mua hàng trước khi sản phẩm “hết hạn”là kim chỉ nam cho những người săn hàng giá rẻ.Tương tự, mua sản phẩm cuối ngày, khi đồ tươi không thể để đến hôm sau cũng là bí quyết bỏ túi của những người muốn chắt bóp chi tiêu ở Nhật Bản.
Không phải tất cả đều sẽ được giảm giá. Nhờ phát minh ra tủ lạnh mà con người có thể để đồ tươi trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nhưng vẫn có những món khó để sang hôm sau như cơm nắm, bánh mì, đặc biệt là các hộp cơm (obento) rất phổ biến ở Nhật Bản. Thực ra, vẫn có cách để những món này để sang được hôm sau. Song ở đất nước này, khi một cửa hàng làm điều đó (tương ứng với động thái không thực hiện thanh lý hoặc đổ đi đồ tươi không bán hết) không khác gì nói với người tiêu dùng: trong số hàng chúng tôi bán hôm nay có thể còn thức ăn từ hôm qua! Đó là điều thực sự khó chấp nhận ở Nhật Bản.
Khi đi mua hàng cuối ngày, người tiêu dùng sẽ chú ý đến những sản phẩm được dán nhãn vàng in dòng chữ “~円引” (“xx yen biki”). Đây là con số biểu thị số lượng giảm giá của món hàng, không phải giá bán sau khi đã giảm trừ. Chẳng hạn như trong bức hình trên có dòng “100円引”, tức là, từ giá bán ban đầu 457 Yen, hộp cơm này giá chỉ còn 357 Yen.
Những món thường hay được giảm giá cuối ngày có rau xanh đã được nhặt, salad khoai tây, mì ống… Nói chung là những món đã có sự chế biến nhất định, để sang ngày hôm sau mặc dù vẫn có thể ăn được thì hương vị sẽ không còn được như ban đầu nữa.
Có thể nhiều người sẽ cảm thấy thức ăn cuối ngày thì đâu còn tươi. Nhưng hạn sử dụng là đến hết ngày. Nhân viên siêu thị cũng chỉ được phép dán nhãn giảm giá lên những món đó.
Cơm là một trong những món thường xuyên được giảm giá cuối ngày nhất. Những hộp cơm này cũng rất phù hợp cho những người làm thêm ngoài giờ mà không có nhiều thời gian chuẩn bị.
Một số thịt đóng gói cũng được giảm giá cuối ngày ở Nhật.
Ký tự kanji 半 額 (hangaku) hàm ý nửa giá trị, hay nói các khác,
món này từ 236 Yen sẽ xuống còn 118 Yen.
Tùy từng nhà bán lẻ sẽ có quy tắc khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhân viên siêu thị thường lượn quanh, dán nhãn vàng lên đồ ăn tầm khoảng 1-3 tiếng trước khi đóng cửa. Càng đến gần thời điểm đóng cửa thì hàng càng được giảm giá mạnh. Do đó, bạn có thể thấy rất nhiều món có mấy lớp dán nhãn liền. Những siêu thị mở cửa 24 giờ sẽ giảm giá ít hơn, còn siêu thị có giờ đóng cửa nhất định thì các món đồ có thể giảm tới 50% trước giờ đóng cửa.
Những món được giảm giá có thể nằm lẫn những món không được giảm. Do đó, phải chú ý để không lấy nhầm. Nếu không, kế hoạch tiết kiệm hôm đó của bạn sẽ đổ xuống sông xuống bể. Do đó, câu thần chú của những người mua sắm cuối ngày sẽ là: nhãn vàng, viền đỏ, chữ đen!
Theo Du Du/ Songmoi.vn