"Nghỉ ngơi chút, suy nghĩ kỹ rồi sau đó đưa ra quyết định"

Đôi khi để chấm dứt mọi hành động chỉ trỏ và đổ lỗi cho nhau, bạn chỉ cần nhấn nút tạm dừng. Hãy nghỉ ngơi vài phút và cố gắng nhớ lại nguyên nhân gây tranh cãi. Có lẽ chẳng có lý do nào cả, đơn giản chỉ là hai bạn đang có tâm trạng tồi tệ. Nếu vậy, hãy hít thở thật sâu và cuộc chiến sẽ kết thúc một cách tự nhiên.

"Tôi hiểu tại sao bạn khó chịu..."

Nếu người đối diện sử dụng cảm xúc để tranh luận thay vì lý lẽ, hãy đứng về phía họ. Nó không giúp bạn tránh được xung đột nhưng sẽ làm cho cuộc trò chuyện mang tính xây dựng nhiều hơn.

"Chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề này nhé!"

Câu nói này có thể cứu vãn mối quan hệ của bạn chỉ khi bạn có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Điều đó cho thấy bạn quan tâm và sẵn sàng lắng nghe lý do của họ.

"Bạn thật xinh đẹp khi tức giận!"

Một lời khen ngay cả khi đang "chiến" nhau sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Thêm vào đó, sau khi nhận được lời khen, cơ thể sẽ tiết ra hormone hạnh phúc, kết quả là, người đối diện sẽ mỉm cười và xung đột được giải quyết.

"Chúng ta nên ngừng chiến"

Đây là một câu nói đơn giản nhưng rất hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy mâu thuẫn đã đi quá xa, điều tốt nhất nên làm là dừng lại. Không có lý do gì để đấu tranh xem ai đúng ai sai, vì khi tranh cãi trong một mối quan hệ, không có chiến thắng, chỉ có tổn thương.

"Tôi hiểu rồi!"

Đây là một cứu cánh thực sự khi bạn cần phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự hiểu lầm. Thông thường, khi khẩu chiến không ai sẵn sàng lắng nghe, đó là lý do cần có một người phải nói điều này. Đó sẽ là bước đầu tiên giải quyết xung đột mà không cần tranh cãi và la hét.

"Hãy nhìn từ một góc độ khác"

Có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau là một trong những đặc điểm của sự trưởng thành. Mỗi người đều có quan điểm riêng, vì vậy tìm ra một thỏa hiệp không phải điều dễ dàng, nhưng khi bạn chấp nhận ý kiến của người đối diện, cuộc tranh luận sẽ thu về kết quả tích cực hơn.

"Làm ơn giải thích lại ý của bạn được không?"

Khi hai người đang cãi nhau, thật khó để suy nghĩ rõ ràng. Vì vậy, hãy dành một chút thời gian và đề nghị đối phương giải thích lại ý của họ. Có lẽ nó không quá khó chấp nhận như bạn nghĩ khi bắt đầu tranh luận.

"Tôi có thể làm gì để thay đổi tình hình?"

Nếu bạn sẵn sàng thỏa hiệp, câu nói này có thể giúp bạn tránh được một cuộc chiến lớn hơn. Đối phương có thể muốn bạn làm một số chuyện, vì vậy đây là cách hoàn hảo để bày tỏ sự sẵn sàng của bạn và nhận hướng dẫn chi tiết. Điều này luôn gây ấn tượng tốt với người khác, ngay cả khi bạn không thể làm chính xác những gì họ muốn.

"Nó còn tồi tệ hơn thế này. Chúng ta sẽ vượt qua nó!"

Nếu bạn và người ấy từng trải qua những vấn đề khó khăn hơn nhiều trong quá khứ, thì cả hai cũng có thể vượt qua thử thách này. Sử dụng câu nói trên để nhắc nhở rằng hai bạn là một đội tuyệt vời và không có gì không thể làm cùng nhau. Chỉ cần đồng lòng, cả hai có thể giải quyết mọi khó khăn.

"Hãy cho tôi chút không gian riêng!"

Nếu một tình huống dần biến thành cuộc đối đầu, hãy tránh xung đột bằng mọi cách. Đừng xúc động. Bạn có thể thử rời khỏi đó. Tất cả những gì bạn cần là một chút thời gian ở một mình. Tự làm "nguội" bản thân và sau đó giải quyết sự cố mà không cần chơi trò đổ lỗi.

"Làm thế nào tôi có thể sửa lỗi này?"

Nếu sếp không thích báo cáo của bạn, tất cả những gì bạn phải làm là yêu cầu hướng dẫn mới để khắc phục tình hình. Cố gắng lấy càng nhiều thông tin càng tốt về chính xác những gì bạn cần phải sửa. Điều này sẽ giúp bạn chấm dứt xung đột với cấp trên.

"Hãy nói cho tôi biết điều gì về tôi khiến bạn khó chịu"

Nếu thấy đồng nghiệp hoặc ai đó không thích bạn, điều tốt nhất có thể làm là tìm hiểu chính xác chuyện gì khiến họ khó chịu. Ngay cả khi bạn không thể (hoặc không muốn) thay đổi, điều này sẽ cho đối phương thấy bạn là người chín chắn và biết cách hành xử.

"Bạn đã đúng..."

Cố gắng thống nhất một điều gì đó với đối phương và chờ đợi kết quả tuyệt vời. Nếu bạn làm công việc bán hàng và một trong những khách hàng không hài lòng với một số sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cụm từ này. Khi mọi người nhận ra rằng họ được lắng nghe, nhiều khả năng họ sẽ tiến hành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

"Về chuyện đó, tôi đồng ý với bạn..."

Nếu trải qua một cuộc trò chuyện khó khăn, hãy bắt đầu bằng câu nói này. Thái độ sẵn sàng khắc phục tình huống và giúp đỡ của bạn có thể phát huy tác dụng. Giải thích cho đối phương rằng cả hai đang ở cùng một đội và điều này sẽ giúp hai người tránh đối đầu.

Theo ione