1. Đặt câu hỏi
Một đứa trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ luôn tò mò và tìm hiểu về thế giới. Bố mẹ có thể khó trả lời hết tất cả những câu hỏi khi chúng ta mệt mỏi. Nhưng dành thời gian chất lượng với con không chỉ giúp các con phát triển mà còn tạo ra mối liên kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình và mối liên hệ này sẽ trở nên bền chặt ngay cả khi con bạn lớn lên.
|
Ảnh minh họa |
2. Không được khóc
Trẻ nhỏ cảm nhận mọi thứ sống động hơn nhiều so với người lớn. Đừng cấm con bạn khóc, cũng đừng xấu hổ vì những giọt nước mắt của chúng. Nhất là đối với các bé trai, bạn đừng bao giờ cấm con khóc với lý do con là con trai, tốt hơn hết, cha mẹ hãy giúp các bé hiểu tại sao các con lại khóc và trò chuyện với bé để cùng nhau phân tích và tìm cách giải quyết.
3. Đừng trách con tham lam
Cũng giống như người lớn, con bạn có quyền có những thứ của riêng mình. Đừng bao giờ la mắng con mà hãy dạy con cách sẻ chia với người khác. Khi đó, con bạn sẽ biết được giá trị của sự sẻ chia hơn là bị trách móc vì tính tham lam của mình.
4. Nói "không"
Con bạn không phải là đối tượng “đặt để” của bạn; các bé cũng là một thành viên trong gia đình đúng nghĩa. Cấm các bé nói "không" với bạn có nghĩa là vi phạm sự riêng tư của bé. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm ra một thỏa thuận hoặc một cách giải thích tại sao đôi khi các bé phải làm những điều mà các con không muốn.
5. Hãy ngoan ngoãn im lặng
Đừng làm hỏng tuổi thơ của con bạn với hình ảnh một đứa trẻ ngoan ngoãn nghe lời và không được làm ồn. Hãy để các con được hát những bài hát yêu thích và tạo ra tiếng ồn khi được đùa vui với nhau. Cuối cùng thì đây là khoảng thời gian hiếm hoi duy nhất trong cuộc đời các bé được tự do làm việc đó đúng không nào? Ngày nhỏ cha mẹ của các con cũng từng được vui đùa khắp xóm cơ mà.
6. Không được sợ hãi
Những đứa trẻ nhỏ có thể trở nên sợ hãi trước bác sĩ hoặc một người họ hàng lạ, và điều đó không sao cả. Đừng xấu hổ hay la mắng khi các con sợ, thay vào đó, bạn hãy cho các con biết rằng bạn vẫn đang ở bên và không có gì phải sợ cả.
7. Không có bí mật
Khi con bạn càng lớn, các bé càng cần có sự riêng tư của mình. Bạn nên biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không xâm phạm sự riêng tư của bé. Bạn phải là người luôn ở bên để sẻ chia nhưng cũng phải là người đầu tiên tôn trọng quyền riêng tư của con bạn. Sự tin tưởng của con bạn là vô giá, và tốt nhất bạn không nên mạo hiểm bằng cách đọc nhật ký của bé hoặc ép các con tiết lộ bí mật của mình.
|
Trẻ nào cũng mong muốn được cha mẹ tôn trọng |
8. Không được xấu tính
Một đứa trẻ cũng có những cảm xúc tiêu cực là tức giận hay ghen tị. Hãy nhớ rằng ý chí của con chưa mạnh như người lớn nên các bé có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân. Bạn không nên ép con ngừng bày tỏ cảm xúc của mình, thay vào đó hãy tâm sự với con để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách suy nghĩ, cách biểu hiện tốt nhất.
9. Không được mắc sai lầm
Không ai thích mắc lỗi, và thậm chí còn tồi tệ hơn khi bạn bị mắng vốn vì con mắc lỗi. Không có gì ngạc nhiên khi một đứa trẻ không thiết tha làm bất cứ điều gì nữa sau khi bị la mắng quá nhiều vì mắc lỗi sai. Là người lớn, chúng ta vẫn mắc sai lầm để trở nên tốt hơn thì con bạn cũng vẫn phải cần thời gian để học tập từ những lỗi sai đúng không nào?
Theo phunuonline.com.vn