Dạy con tự lập và những kỹ năng sống cơ bản để trẻ có thể tự chăm sóc mình chính là tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Với mỗi độ tuổi cha mẹ nên hướng dẫn và khuyến khích con làm những công việc phù hợp theo khả năng. Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết mà trẻ nên được học trong từng độ tuổi.
1. Từ 2-3 tuổi
Đây là độ tuổi cha mẹ nên bắt đầu dạy con những những kỹ năng sống cơ bản mà quan trọng nhất là biết cách làm việc vặt trong nhà và thực hành vệ sinh cơ bản. Trước 3 tuổi, trẻ nên biết:
- Tự cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Tự mặc quần áo (với sự giúp đỡ của người lớn).
- Tự cho áo vào trong tã khi mặc đồ ở nhà.
- Dọn sạch bát, đĩa sau khi ăn.
- Phụ giúp cha mẹ dọn bàn ăn.
- Tự đánh răng và rửa mặt với sự giúp đỡ của người lớn.
Trẻ 2-3 tuổi nên biết cách tự đánh răng với sự giúp đỡ của cha mẹ. (Ảnh minh họa)
2. Từ 4-5 tuổi
Ở độ tuổi này trẻ nhất thiết phải nhớ được tên của những người trẻ tiếp xúc thường xuyên và số điện thoại của cha mẹ. Giai đoạn này, bạn nên ưu tiên dạy con những kỹ năng an toàn như:
- Họ tên đầy đủ của con, địa chỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ.
- Cách thực hiện những cuộc gọi khẩn cấp như: gọi 113 cảnh sát cơ động, gọi 114 báo cứu hỏa, goi 115 báo cấp cứu y tế.
Ngoài ra trẻ cũng nên biết cách:
- Làm một vài việc nhà như: quét nhà, lau chùi ở những vị trí dễ với, dọn bàn sau bữa ăn.
- Chăm sóc vật nuôi trong nhà.
- Xác định mệnh giá tiền và hiểu khái niệm cơ bản về sử dụng tiền.
- Tự đánh răng, rửa mặt, chải đầu mà không cần giúp đỡ.
- Giúp đỡ bố mẹ một số việc giặt là cơ bản như: cất quần áo sạch và ngăn tủ, tự mang quần áo bẩn ra khu vực giặt đồ.
- Tự chọn quần áo mặc hàng ngày.
3. Từ 6-7 tuổi
Trẻ ở tuổi này nên học những kỹ năng cơ bản về nấu nướng như:
- Cắt, gọt với các loại dao có lưỡi không sắc nhọn.
- Làm những món đơn giản như: làm bánh sandwich, trộn salat sau khi người lớn đã chuẩn bị sẵn nguyên liệu…
- Cất các loại gia vị, nguyên liệu nấu ăn.
- Tự rửa bát, đĩa.
Ngoài ra trẻ cũng cần biết:
- Sử dụng các dụng cụ vệ sinh nhà cửa an toàn như: dụng cụ lau nhà, hút bụi…
- Dọn dẹp nhà tắm sau khi sử dụng.
- Dọn dẹp giường ngủ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
- Tự tắm mà không cần giám sát của người lớn.
Ở độ tuổi này trẻ có thể bắt đầu với những kỹ năng nấu nướng cơ bản. (Ảnh minh họa)
4. Từ 8-9 tuổi
Trong độ tuổi này trẻ nên được hoàn thiện cách tự chăm sóc bản thân như:
- Tự gấp quần áo.
- Học cách khâu vá cơ bản.
- Tự lau dọn, cất giữ đồ đạc như: xe đạp, giày trượt…
Ngoài ra trẻ cũng nên học cách:
- Tự làm vệ sinh cá nhân mà không cần nhắc nhở, đốc thúc.
- Dùng chổi và hót rác đúng cách.
- Đọc công thức nấu ăn và chuẩn bị món ăn đơn giản.
- Giúp đỡ bố mẹ lên danh sách đồ dùng cần mua.
- Mua hàng và tính toán tiền thừa.
- Biết cách gửi tin nhắn bằng điện thoại.
- Giúp những công việc đơn giản như: tưới hoa, làm cỏ trong vườn…
- Tự đổ rác đúng nơi quy định.
Anh4Ở độ tuổi này trẻ nên biết cách tự gấp quần áo đúng cách.
5. Từ 10-13 tuổi
Đây là thời điểm trẻ cần bắt đầu tự lập nhiều hơn, vì thế con nên biết cách:
- Ở nhà một mình.
- Tự đi mua hàng.
- Thay ga trải giường.
- Dùng máy giặt.
- Chuẩn bị bữa ăn gia đình với những món cơ bản.
- Dùng lò vi sóng.
Ngoài ra trẻ cũng nên biết:
- Đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.
- Là quần áo.
- Sử dụng những dụng cụ cầm tay đơn giản như: đinh, búa, kéo…
- Cắt cỏ trong vườn.
- Trông em.
6. Từ 14-18 tuổi
Từ 14 tuổi, các con nên biết cách làm những việc phức tạp hơn, quan trọng nhất là:
- Có thể tự hoàn thành việc nhà như: dọn dẹp nhà cửa, sửa đường ống bị tắc…
- Tự đổ xăng ô tô, xe máy, thay bánh xe bị hỏng.
- Đọc và hiểu hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Tự nộp đơn và phỏng vấn những công việc phù hợp độ tuổi.
- Có thể tự nấu ăn khi cần thiết, biết cách lên thực đơn ăn uống lành mạnh.
Trên đây là những kỹ năng cơ bản và cần thiết mà các con nên biết và cần được hướng dẫn để có thể tự chăm lo cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên tùy hoàn cảnh và khả năng của trẻ để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
(Nguồn: Familyeducation)
Theo Trí Thức Trẻ/ Afamily.vn