Chợ Sa Pa nằm ở quận 4, thủ đô Praha, được chia thành nhiều khu như ẩm thực, thời trang bán sỉ, siêu thị... trên diện tích gần 40 ha và đang tiếp tục mở rộng. Vào khu chợ, khách như lạc trong khu phố nhộn nhịp ở một tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thỉnh thoảng, các nhóm người Séc đến đây khám phá ẩm thực Việt, cắt tóc, làm móng, spa hoặc đi siêu thị Tam Da mua hàng hóa với giá rẻ hơn bên ngoài khá nhiều.

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 1.

Khu chợ nằm cách trung tâm Praha khoảng 11 km. Để đến chợ Sa Pa, bạn có thể bắt xe buýt hoặc đón taxi công nghệ với khoảng 15 euro (tương đương 400.000 đồng). Chợ được hình thành từ năm 1999 bởi cộng đồng người Việt ở CH Séc trên khu nhà máy cũ phá sản. Vì thế, có thể nhận thấy, khu chợ trông cũ kỹ, ngoại trừ những khu nhà xây dựng mới sau này dạng tiền chế, nơi có hàng trăm sạp hàng bán sỉ thời trang, giày dép, túi xách...

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 2.

Ngay cổng vào là quán bánh cuốn Hải Dương. Tên là vậy nhưng quán bán nhiều món khác nhau, như cháo lòng, bún đậu mắm tôm, trứng vịt lộn...

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 3.

Anh Đạo, chủ quán, người quê gốc Hải Dương qua Séc vào những năm 2000, mở quán bánh cuốn khá thành công vì "nhiều khách Việt ở Đức qua quán thường đặt mua nhiều, mang về để tủ lạnh ăn dần"

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 4.

Đĩa bánh cuốn chả lớn đủ cho hai người ăn có giá 180 koruna (khoảng 180.000 đồng). Một số quốc gia trong EU vẫn chưa thể chuyển qua dùng đồng euro, như CH Séc. Tại nước này, du khách có thể sử dụng cùng lúc hai đồng tiền nhưng ở Ba Lan hay các nước Bắc Âu, bạn không thể sử dụng đồng euro để giao dịch

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 7.

Nhiều quán nhưng lúc nào cũng đông đúc thực khách

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 8.

Phở là món ăn phổ biến nhất trong chợ Sa Pa khi có 5 - 6 quán. Du khách có thể gặp phở Nam Định, phở Hà Nội; sau đó là các món bún chả, bún cá, lẩu dê, hải sản, bánh mì...

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 10.

Các cô chú ở chợ cho biết, rau thơm các loại ở Việt Nam có gì ở đây có nấy, được người Việt trồng ở Séc

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 11.

"Mỗi lần từ Đức qua Praha, mình đều đến chợ Sa Pa ăn uống. Đồ ăn thức uống ở đây đúng vị Việt Nam nhất, như quán bún bò Huế này", anh Hùng, sống ở Munich, chia sẻ. Theo anh Hùng, Sa Pa là chợ sỉ, cung cấp hàng hóa cho người mua ở nhiều nơi trong và ngoài CH Séc. Bên cạnh đó, chợ Sa Pa cũng đa dạng thực phẩm, trái cây nhập từ Việt Nam hơn các chợ Việt khác ở châu Âu vì quy định nhập khẩu vào CH Séc lỏng hơn vào các nước Đức, Pháp... Vì thế, nhiều người Việt từ Đức vẫn phải qua chợ Sa Pa lấy hàng

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 12.

Quán bún chả Hải Hà khá nổi tiếng ở Sa Pa vì đã tồn tại 20 năm. Chị Hà, người Hải Phòng, chủ quán cho biết: "Những ngày cuối tuần hay lễ của người địa phương, khách - phần lớn là người Séc - xếp hàng dài ra tận ngoài đường". Mỗi phần bún chả có giá 180.000 đồng

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 13.

Xe nước mía với người bán trùm kín mít, một hình ảnh quen thuộc có thể gặp bất cứ đâu tại Việt Nam. Chỉ có điều ly nước mía đá mát lạnh ở đây có giá 150.000 đồng. Theo chủ quán, mía được nhập từ châu Phi

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 14.

Những tín đồ của chè cũng có thể tìm thấy "chân ái" ở đây đầy đủ các loại chè từ đậu đen cho đến dừa dầm, thập cẩm, sầu riêng... giá mỗi ly 100.000 đồng

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 16.

Một cửa hàng tạp hóa bên trong chợ Sa Pa có bán nhiều loại trái cây như sầu riêng, xoài, mít, vải... Một ký vải giá khoảng 350.000 đồng, nhãn Thái 150.000 đồng, nhãn Việt Nam giá lên 450.000 đồng

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 19.

Tuy nhiên, hoạt động chính của chợ Sa Pa là hàng thời trang, giày dép.... Những sạp hàng sỉ trong chợ chủ yếu cung cấp cho đầu mối ở các nước châu Âu. Theo một chủ sạp, nguồn hàng cung cấp cho chợ đến từ Ba Lan

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 20.

Bên trong khu chợ Sa Pa còn có siêu thị Tam Da cực lớn, bán chủ yếu các mặt hàng tiêu dùng gia đình. Siêu thị không chỉ có khách Việt, mà người Séc đến đây mua đông đúc vì giá rẻ hơn các siêu thị bên ngoài

NTT

Bên trong chợ Việt lớn nhất châu Âu - Ảnh 19.

Cuối hành trình, du khách có thể ghé vào chùa Vĩnh Nghiêm Praha ngay bên trong khu chợ, để hóng mát và cầu nguyện. Chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 12.000m2, được khánh thành vào năm 2008.

NTT

Người Việt chiếm gần 1% dân số CH Séc, khoảng hơn 80.000 người. Người Việt hội nhập sâu vào kinh tế và xã hội nước này, đó là lý do năm 2013, Quốc hội CH Séc đã công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số thứ 14 của quốc gia.

Theo Thanh niên