Một cán bộ ở đó thấy vậy vội mang hộp giấy lau đến cho anh: “Hai vợ chồng làm sao? Cãi nhau à?”. Chàng trai lau nước mắt, thổn thức không sao nói thành lời. “Chị đừng hỏi anh ta, điền xong rồi thì thôi”, cô gái trợn mắt nhìn chàng trai rồi tiếp tục cúi xuống điền.
Vài giây sau chàng trai quẳng bút xuống nói: “Không ly hôn nữa” rồi bước ra ngoài. Thấy vậy cô gái liền quay người lại đuổi theo rồi quỳ xuống ôm chặt chân chàng trai van nài: “Anh hãy buông tha cho em, anh mà không ly hôn, em sẽ tự tử!”.
Thấy cô gái dọa tử tự, chàng trai đành quay vào phòng và âm thầm hoàn thành nốt các thủ tục, xong xuôi anh ném tờ giấy nhàu nhĩ khi nãy vào thùng rác rồi bước thật nhanh ra khỏi phòng. Cô gái chưa đi ngay mà ngồi lại để kể cho cán bộ ở đó nghe về cuộc hôn nhân kéo dài 4 tháng của cô.
Cô và Lãm quê cùng ở Thanh Hóa, hai người quen biết nhau qua sự mai mối, dẫn dắt của người quen, do hai bên phụ huynh thúc giục nên cách đây 4 tháng hai người vừa đăng ký kết hôn. Trước khi kết hôn, bố mẹ chồng cô đã mua tặng hai vợ chồng một căn hộ rộng 100m2, toàn bộ đồ đạc trong nhà cũng do một tay ông bà mua sắm. Trước khi cô lấy Lãm, bố mẹ chồng cũng thường xuyên mua quần áo, trang sức cho cô. Mặc dù cưới xin có đôi chút cập rập, vội vàng, nhưng đám cưới của cô đã khiến không ít các chị, các em phải ngưỡng mộ.
Nhưng sau khi lấy nhau, mọi vấn đề mới bắt đầu lộ ra. “Bố mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của vợ chồng em. Mặc dù họ không sống cùng bọn em nhưng ngày nào ông bà cũng điều khiển từ xa”, cô tâm sự. Cô kể, ngày nào cũng vậy, ông bà đều đặn gọi lên 3 cuộc điện thoại vào sáng, trưa, chiều. Chồng cô thì phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ, hai vợ chồng hễ to tiếng với nhau một tí là hai ông bà lại gọi lên, không biết phải trái, đúng sai thế nào, họ không bao giờ trách mắng con trai mà cứ nhằm đầu con dâu mà giáo huấn.
“Ví như, một lần em giặt quần áo do sơ ý nên làm phai màu một chiếc áo của chồng, mẹ chồng biết chuyện liền gọi lên mắng em một trận”, cô bảo, những chuyện đại loại như thế rất nhiều, hầu như ngày nào cũng có.
Một thời gian sau, hễ nghe thấy tiếng chuông điện thoại của bố mẹ chồng là tâm trí cô lại bị ức chế. Điều khiến cô bất ngờ hơn cả đó là, một hôm mẹ chồng mượn điện thoại của bố chồng nhắn tin cho Lãm hỏi xem một tuần vợ chồng em sinh hoạt “vợ chồng” mấy lần sau đó không quên dặn “một tuần không được vượt quá 3 lần đâu đấy!”. Không ngờ những chuyện riêng tư như vậy mà ông bà cũng can thiệp vào. Sau khi đọc xong tin nhắn này cô và Lãm lại to tiếng với nhau và cô đòi ly hôn. Ai ngờ, Lãm cũng kể chuyện hai người cãi nhau vì việc này cho bố mẹ nghe.
Không khuyên giải thì thôi, đằng này ông bà lại nhắn lại một câu lạnh tanh: “Ly hôn thì ly hôn, nhưng bảo nó phải trả hết lại mọi khoản tiền mà bố mẹ đã chi cho nó”. Cô bất ngờ đến nỗi đã ngã khụy xuống đất. Thôi thì nhân cơ hội hai vợ chồng vẫn chưa có con, đành ai đi đường nấy vậy. Cô tâm sự: “Em còn trẻ và không muốn suốt đời bị họ điều khiển như một con rối. Cách cư xử này của bố mẹ chồng chắc chắn sẽ khiến con dâu phải ngạt thở”.
Nghe xong câu chuyện của cô, cán bộ phòng ly hôn cho rằng, sự tan vỡ của hai người có liên quan chặt chẽ đến sự quan tâm thái quá của bố mẹ chồng. Hiện có rất nhiều bậc phụ huynh không ý thức được rằng, sau khi con trai họ kết hôn, anh ta còn đảm nhiệm thêm một vai trò khác, đó là làm chồng. Từ nhỏ đến lớn, mọi chuyện của con đều do một tay họ sắp xếp và họ nghĩ việc này sẽ mãi như vậy nếu không trong lòng họ sẽ không yên tâm.
Khi tình yêu vượt quá giới hạn, khi các bậc phụ huynh can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái, chắc chắn họ sẽ gây ra những xung đột về mặt quan niệm. Các bậc phụ huynh nên buông tay để bọn trẻ được sống cuộc sống của riêng mình, đừng nên can thiệp quá sâu vào bất cứ việc gì, thay vào đó, hãy chỉ đưa ra sự giúp đỡ khi cần thiết. Hãy giúp chúng hình thành tinh thần trách nhiệm với gia đình, bắt chúng phải “cai sữa” từ trong tư tưởng.
Theo giadinhonline