Ram Pukar Pandit, 38 tuổi, một lao động nhập cư sống ở Nawada, Ấn Độ, nhận được cuộc gọi từ vợ, đang sống ở Bihar’s Begusarai, thông báo đứa con trai 1 tuổi của họ đã chết hôm 11/5. Ram Pukar không thể về gặp con lần cuối.
|
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Atul Yadav chụp vào 11/5 và nhận được rất nhiều sự chú ý. |
Khi lái xe qua cầu Nizamuddin, nhiếp ảnh gia Atul Yadav thấy Ram Pukar ngồi khóc nức nở.
"Trong vài tuần qua tôi đã gặp và chụp rất nhiều ảnh về người di cư, người này có cuộc sống tồi tệ hơn người kia. Thật lòng, tôi tưởng mình sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đàn ông trưởng thành bật khóc. Nhưng tôi đã bị bất ngờ", Atul chia sẻ trên PTI.
Khi được hỏi muốn đi đâu, Ram Pukar chỉ nói "udhar" (đó) và chỉ về con đường trải dài dọc Yamuna và hướng về biên giới Delhi. Atul Yadav sau đó nhận ra từ "udhar" mà Ram Pukar nói có nghĩa là nhà của anh ở Bariarpur, Bihar, cách đó gần 1.200km.
Atul kể: "Ram Pukar nói anh ta làm thuê ở Najafgarh. Khi không có các phương tiện giao thông công cộng nào hoạt động, anh ta đã đi bộ về nhà như hàng nghìn người di cư khác trên khắp Ấn Độ. Hành trình của anh ta đột ngột dừng lại khi cảnh sát chốt chặn tại cây cầu Nizamuddin không cho Ram Pukar đi tiếp. Người đàn ông này đã bị kẹt tại cầu Nizamuddin trong 3 ngày, với tâm trạng tan vỡ và tuyệt vọng.
Sau cuộc trò chuyện, Atul đưa anh ta ít bánh quy, nước và đề nghị các nhân viên cảnh sát tại đây cho Ram Pukar qua biên giới.
"Các cảnh sát đã miễn cưỡng chấp nhận vì đó là lời đề nghị từ người làm truyền thông. Họ nói rằng sẽ đảm bảo cho anh ta về đến nhà", Atul viết.
Hôm 14/5, các quan chức ở quận phía đông Delhi đã thả Ram Pukar tại nhà ga New Delhi - nơi người đàn ông khốn khổ sẽ lên chuyến tàu di cư đặc biệt để về Bihar cùng hàng trăm người khác. Nhưng khi đến Begusara, Ram Pukar buộc phải về nơi tập trung để kiểm tra Covid-19.
|
Hành trình về quê nhà của người lao động ở Ấn Độ.Ảnh:Atul Yadav. |
Câu chuyện của Ram Pukar chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người lao động nhập cư đang phải vật lộn để về nhà bằng cách đi bộ, đi tàu... hay thậm chí mất mạng trong quá trình di chuyển vì tai nạn, vì đói hoặc thời tiết quá khắc nghiệt.
Đại dịch đã bóc trần sự thật trần trụi về cách biệt giàu nghèo tại Ấn Độ, khiến nhiều người nhận ra khi có khủng hoảng, những người ở tầng lớp thấp nhất luôn là người bị chà đạp.
Theo ione.net