Dưới sự hỗ trợ của hãng kiểm toán Deloitte, cuộc khảo sát trên được thực hiện tại 128 quốc gia trên thế giới, căn cứ theo 50 tiêu chí, như xã hội, kinh tế, môi trường, y tế...... Nằm trong danh sách 10 quốc gia đứng đầu về chỉ số phát triển xã hội, ngoài Đan Mạch còn có Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Australia và New Zeland. Trong số các quốc gia thuộc G7, Italy là nước có vị trí thứ 24, Hoa Kỳ xếp thứ 18.

Ba quốc gia có chỉ số xếp hạng phát triển xã hội thấp nhất trong 128 nước tham gia khảo sát là CH. Trung Phi (28,38 điểm), Afghanistan (35,66 điểm) và CH. Chad (35,69 điểm). 

Chỉ số phát triển xã hội là thước đo khả năng của một xã hội, một quốc gia đối với việc đáp ứng những nhu cầu căn bản của các công dân, cũng như đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phép người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Tổng giám đốc của Social Progress Imperative - Michael Green nhận định: "trung bình, cuộc sống của người dân trên thế giới đang trở nên tốt hơn". Sự cải tiến nhanh chóng trong tiếp cận thông tin, truyền thông và giáo dục tiên tiến đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu.

Tuy nhiên, Báo cáo Social Progress Imperative cũng đã cho thấy rằng, tiến bộ xã hội đã không tiến triển nhanh trong thời gian qua. Chỉ số năm 2017 cho thấy, quyền cá nhân, sự an toàn cá nhân, sự khoan dung và hòa nhập đã bị xói mòn trên toàn thế giới. Đặc biệt, một số nước mạnh nhất thế giới đã không đạt được tiến bộ đáng kể.

                                                                                                    Theo Thế giới và Việt Nam