leftcenterrightdel
 Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Khai giảng lớp tiếng Việt cho trẻ em gia đình đa văn hóa năm 2024 tại Hàn Quốc vào tháng 3/2024.

- Công tác giữ gìn và phát huy tiếng Việt đã đạt được những kết quả gì sàu 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN?

Sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN thì công tác giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm.

Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, theo đó ngày 8/9 hằng năm được chọn là Ngày tôn vinh tiếng Việt. Ngày Tôn vinh tiếng Việt trở thành dấu mốc quan trọng hằng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng.

Đề án ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN là đề án mang tính đột phá, nhằm cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác tiếng Việt. Việc triển khai đề án thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành trong nước, các cơ quan đại diện VNONN, các hội đoàn, cá nhân người Việt Nam ở khắp các châu lục.

Đề án được triển khai trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa như là tổ chức các khoá tập huấn chuyên môn, giảng dậy tiếng Việt cho giáo viên cũng như tình nguyện viên ở nước ngoài. Vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy của các trường phổ thông, đại học. Xây dựng thí điểm các tủ sách tiếng Việt, cung cấp sách phục vụ cho cộng đồng, phối hợp xây dựng các website dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, chương trình của VTV...

Ở nhiều nước, cộng đồng người Việt đã phối hợp với các cơ quan đại diện các nước tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày tôn vinh tiếng Việt, thành lập các ban tiếng Việt. Hiện nay, Ủy ban đã nhận được nhiều đề án hướng ứng để tổ chức cho các hoạt động năm 2025.

Bên cạnh đó, còn có các diễn đàn gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài, tổ chức các hội thảo, các diễn đàn chia sẻ về phương pháp giảng dậy tiếng Việt...để làm thế nào giữ gìn và phát huy tiếng Việt trong thế hệ trẻ, qua đó lan tỏa tình yêu tiếng Việt, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước tới thế hệ trẻ kiều bào.

- Xin bà chia sẻ về những hoạt động Tôn vinh tiếng Việt sẽ được triển khai trong năm 2024?

Năm 2024, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã tham gia lễ phát động Tôn vinh tiếng Việt và Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Sắp tới, Uỷ ban tiếp tục cùng hội, đoàn tại một số nước Châu Âu: Pháp, Séc, Úc tổ chức các hoạt động quảng bá và tuyên truyền cho hoạt động này.

Chúng tôi đã phát động cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt 2024 và hiện có khoảng 100 bài thi từ các thầy cô giáo tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự. Mọi công tác chấm thi đang diễn ra.

Ngoài ra, ngày 8/9 sẽ diễn ra hội nghị Ngày tôn vinh tiếng Việt Nam 2024.

Đặc biệt, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 tổ chức vào tháng 8/2024, sẽ diễn ra chuyên đề: “Kiều bào - Sứ giả văn hóa và ngôn ngữ Việt”.

Nội dung chuyên đề Công tác giữ gìn văn hóa, tiếng Việt trong cộng đồng: nhu cầu, kết quả, khó khăn, thuận lợi và phương hướng hoạt động; phát huy vai trò của cá nhân, hội đoàn, báo chí kiều bào trong công tác bảo tồn, giữ gìn văn hóa, tiếng Việt ở nước ngoài; vai trò của Sứ giả tiếng Việt; kinh nghiệm đưa tiếng Việt vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục sở tại.

Nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao, hoặc các hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện, Uỷ ban Nhà nước về NVNONN sẽ kết hợp tổ chức các hoạt động như Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng, tặng tủ sách tiếng Việt hoặc tri ân các thầy cô giáo, tình nguyện viên có nhiều đóng góp cho phong trào dậy và học tiếng Việt trong cộng đồng.

Với vai trò là cơ quan chủ trì Đề án, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ tiếp tục cùng các cơ quan liên quan nỗ lực thiết kế, triển khai những chương trình, hoạt động nhằm đưa Ngày Tôn vinh tiếng Việt thực sự trở thành một dấu ấn trong đời sống của cộng đồng NVNONN.

Giữ gìn tiếng Việt đầu tiên phải xuất phát từ gia đình

Công tác tiếng Việt triển khai đáng kích lệ nhưng vẫn còn hạn chế. Với đề án Tôn vinh tiếng Việt chúng tôi kỳ vọng sẽ khắc phục được hạn chế này. Nhưng quan trọng nhất giữ gìn tiếng Việt phải xuất phát từ gia đình sau đó mới đến xã hội. Nếu trong gia đình không khuyến khích không tạo điều kiện môi trường học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt thì rất khó lan toả. Gia đình chính là mội trường để các cháu tiếng Việt. Qua giữ gìn tiếng Việt mới giữ được văn hoá, truyền thống Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng

Theo thoidai