Những cô giáo đầu bạc U60, U70

Trong 70 kiều bào về tham dự tập huấn, bà Phạm Thị Việt là người lớn tuổi nhất trong các khóa tham gia tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài từ trước tới nay. Sinh ra ở Nakhon Phanom, Thái Lan, bà Phạm Thị Việt thuộc thế hệ người Việt thứ hai định cư tại quốc gia này.

Những điều
73 tuổi, bà Phạm Thị Việt là giáo viên lớn tuổi nhất trong các khóa tham gia tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài từ trước tới nay.

“Ngay từ khi còn bé, tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam và nơi chôn nhau cắt rốn đã thấm vào da thịt chúng tôi và trở thành một lẽ sống, lý tưởng sống trong mọi suy nghĩ và hành động. Cũng rất dễ hiểu vì sao đến tuổi này tôi vẫn muốn dạy tiếng Việt”, bà nói.

Giờ đây 73 tuổi, bà vẫn là tình nguyện viên giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ thứ ba, thứ tư sinh ra và lớn lên ở Thái Lan. Theo bà Việt, việc bảo tồn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài rất quan trọng. “Tiếng Việt còn, người Việt còn, đó là tâm niệm của cộng đồng người Việt tại Thái Lan”.

“Chúng tôi cảm động lần đầu tiên được về tập huấn tiếng Việt tại Hà Nội, đất nước của mình. Được đi thăm Lăng Bác, được đi thăm Hoàng Thành Thăng Long, Tam Đảo… Không ngờ Việt Nam mình có những thị trấn giàu và đẹp không kém các quốc gia khác”, bà nói.

Những điều
Những cô giáo U60, U70 tại khoá tập huấn.

Không chỉ có bà Việt, trong đoàn Thái Lan còn có nhiều cô giáo U60. Đó là các cô giáo Phạm Thị Thiệu, Bùi Thị Bạch Yến, Phan Thị Mai Nang, Lê Thị Tẹo, Đàm Thị Cho, Võ Thị Hồng Vân, Trần Thị Phượng. Dù lịch trình khóa học dày đặc, nhưng các cô giáo đầu hai thứ tóc vẫn nhiệt tình hăng say lên lớp tiếp thu những kinh nghiệm để về truyền dạy lại cho thế hệ con cháu.

Những điều
Từ cô giáo trẻ 9X, cho đến cô giáo U70, tất cả đều hòa chung trong ca khúc “Việt Nam ơi”.

Ngày về - dệt lại ước mơ gieo chữ

Sau khi kết thúc Khóa tập huấn, cô giáo Trần Thị Thu Thủy đến từ Cộng hòa Séc đã xúc động viết bài thơ “Ngày về” về với những vần thơ mộc mạc, giản dị, chan chứa xúc động.

Chị cho biết, vì mưu sinh, rất nhiều người giáo viên như chị phải xa xứ và làm trái ngành nghề, nhưng trong lòng rất trăn trở khi tận mắt nhìn thấy thế hệ con cháu ở nước ngoài ngày càng xa lạ với tiếng Việt - tiếng của Tổ quốc, cha ông.

Được tham gia khoá học, chị như được sống lại thời tuổi trẻ. Được ôn luyện, trang bị thêm kiến thức, phương pháp giảng dạy tiếng Việt, chị cảm thấy vững tin để dệt lại ước mơ một thời ngủ yên: gieo con chữ cho các thế hệ con cháu người Việt tại cộng hoà Séc.

“Tôi thật sự vui như tìm lại được chính mình. Khoá huấn luyện thực sự rất bổ ích cho những người giáo viên xa xứ, tâm huyết với nghề gieo con chữ chúng tôi”, chị chia sẻ.

Theo thoidai