leftcenterrightdel
 Tại Hàn Quốc, về mặt pháp lý, chủ doanh nghiệp có thể hạn chế một số khách hàng theo nguyên tắc tự do hợp đồng - Ảnh: Reuters

Theo một bài đăng trên Blind, vào ngày 10/6, một phòng tập thể dục ở Inch đã treo một tấm biển trong khuôn viên của mình với nội dung: “Ajumma không được phép vào”.

Ajumma là một từ tiếng Hàn để chỉ một người phụ nữ đã kết hôn hoặc trung niên. Tuy nhiên, thuật ngữ này gần đây đã phát triển với những hàm ý xúc phạm, khiến người Hàn Quốc không muốn sử dụng nó, đặc biệt là trong các tình huống nơi công cộng.

Phòng tập thể dục cũng treo một tấm biển ghi 8 tiêu chuẩn mà họ không tiếp những phụ nữ trung niên. Chủ phòng tập khẳng định ông đã tạo ra “khu vực cấm ajumma” vì ông phải chịu thiệt hại lớn do những phụ nữ lớn tuổi như vậy.

“Một số phụ nữ lớn tuổi đã mang giỏ đồ giặt đến phòng tập thể dục và để nước nóng chảy trong một hoặc hai giờ, khiến hóa đơn tiền nước tăng gấp đôi. Ngoài ra, họ cũng đưa ra những bình luận không hay lắm với các thành viên nữ trẻ”, chủ phòng tập thể dục nói thêm.

Vụ việc này đã gây ra sự tranh cãi trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về những biểu hiện công khai về sự không khoan dung và phân biệt đối xử trong xã hội Hàn Quốc, nơi gần đây có những “vùng cấm" tiếp tục xuất hiện. Trước đây, nhiều quán cà phê, nhà hàng ở Hàn Quốc đã gây ra những tranh cãi tương tự khi cấm trẻ em.

Theo phụ nữ TPHCM