leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự Hội thảo ASEAN về lồng ghép Nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh vào các trụ cột Cộng đồng ASEAN từ đầu cầu Hà Nội, ngày 11/2/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng) 

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hợp tác của các quốc gia ASEAN. Tháng 10/2018, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ ba (AMMW-3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta không thể trở thành Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, phát triển bền vững nếu thiếu sự tham gia quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái”.

Kể từ khi ASEAN thành lập đến nay, phụ nữ các nước thành viên đã có những đóng góp thiết thực vào tăng trưởng và thịnh vượng chung của khu vực. Trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp, việc tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp của phụ nữ vào công cuộc kiến tạo hòa bình trong một cộng đồng ASEAN thịnh vượng, bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN.

Nỗ lực không ngừng nghỉ

Với mong muốn tăng cường vai trò và tiếng nói của phụ nữ, ASEAN không ngừng thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao nữ quyền và vai trò của phụ nữ và các em gái thông qua các cơ chế hợp tác cùng các chương trình bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết 1325 vào năm 2000, Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) đã thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ trong tất cả các nỗ lực duy trì và thúc đẩy hòa bình và an ninh.

Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ASEAN đã công bố Nghiên cứu khu vực về phụ nữ, hòa bình và an ninh. Đây là kết quả hợp tác giữa ASEAN và chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women).

Thông qua nghiên cứu, ASEAN đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các nước thành viên tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào việc xây dựng hòa bình, ngăn ngừa, giải quyết xung đột, và các tiến trình hậu xung đột, phù hợp với các cam kết khu vực và quốc tế.

Năm 2022, ASEAN đã khởi động Khung chiến lược lồng ghép giới của ASEAN. Được dẫn dắt bởi Ủy ban ASEAN về Phụ nữ (ACW) và Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC), với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Khung chiến lược đề xuất việc triển khai cách tiếp cận để thúc đẩy các cam kết bình đẳng giới của ASEAN.

Thu về trái ngọt

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tăng quyền năng cho phụ nữ kể từ khi thành lập tới nay, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
Các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 ngày 10//3/2022. (Ảnh: Trung Kiên)

Tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tại một số quốc gia ASEAN đã đạt mức trên 20%; số lượng chủ doanh nghiệp là phụ nữ đã tăng đáng kể gần đây; nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị hay giám đốc điều hành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Việt Nam không nằm ngoài nỗ lực chung của ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Với nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ, các nước thành viên ASEAN vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ,… Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã thể hiện rõ thiệt thòi của phụ nữ và trẻ em gái trong tiếp cận và thụ hưởng các cơ hội, nguồn lực