leftcenterrightdel
Toàn cầu đang bước vào "năm COVID-19 thứ 3" - Ảnh: Prachatai/Flickr 

Thế giới đang bước sang “năm COVID-19 thứ 3” với nhiều hiểu biết hơn về loại dịch bệnh này. Thế nhưng, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn liệu COVID-19 hiện đang ở mức độ nào trong "thang đo" dịch bệnh mặc dù con người vẫn đang tìm cách để sống chung với nó.

Với giới chuyên môn, những thuật ngữ như “đại dịch toàn cầu” (Pandemic), “dịch bệnh” (Epidemic) và “bệnh đặc hữu” (Endemic) vốn được phân định một cách rõ ràng trước đó thì giờ đây, COVID-19 đang khiến con người trở nên bối rối.

Theo cách hiểu thông thường thì “đại dịch toàn cầu” nhằm nói đến sự gia tăng nhanh chóng các ca bệnh của một loại dịch bệnh cụ thể, và lan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra năm 1919 cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người là một ví dụ của “đại dịch toàn cầu”.

Trong khi đó, “dịch bệnh” chỉ bệnh lan truyền nhanh chóng giữa nhiều người trong cùng một nước hay khu vực, chẳng hạn như bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola tấn công Tây Phi vào năm 2014.

Ngược lại, “bệnh đặc hữu” chỉ bệnh thường thấy trong một nhóm người cụ thể, ví dụ như sốt rét, một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước nhiệt đới.

“Thế nhưng, có vẻ như cách phân định này đang bị COVID-19 xóa nhòa, và loài người cũng chưa biết đến khi nào thì COVID-19 mới chuyển từ đại dịch thành bệnh đặc hữu”, tiến sĩ Richard Martinello thuộc trường đại học Y dược Yale (Mỹ) nói. 

leftcenterrightdel
 COVID-19 chưa biết khi nào mới kết thúc - Ảnh: Andrew Lichtenstein/Getty 

Theo tiến sĩ  Bernard Camins, Giám đốc trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm thuộc hệ thống Y tế Mount Sinai (Mỹ), COVID-19 hiện đang được nhiều chuyên gia xem là bệnh đặc hữu tương tự như cúm mùa.

“Nó sẽ là bệnh đặc hữu khi không gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống bình thường của con người”, tiến sĩ Camins cho biết. Điều đó nghĩa là, có thể sẽ có thêm các làn sóng dịch bệnh mới với các biến thể coronavirus mới trong năm nay hoặc vài năm tới, tuy nhiên, chúng không gây nên nhiều tác động đến con người như biến thể Delta và Omicron nhờ khả năng miễn dịch cộng đồng cũng như độ phủ của vắc xin.

“Đây là viễn cảnh mà chúng ta mong chờ nhất”, tiến sĩ Camins nói.

Tuy nhiên, vấn đề là người ta vẫn chưa biết đến khi nào thì viễn cảnh nói trên sẽ trở thành sự thật khi mà bệnh viện có 1.500 giường của tiến sĩ Martinello chỉ phải đón 100 bệnh nhân trong đợt dịch tồi tệ nhất từng xảy ra trong quá khứ; thế nhưng, chỉ trong vài tuần gần đây, gần 500 bệnh nhân đã nhập viện vì COVID-19.

leftcenterrightdel
Số người mắc COVID-19 phải nhập viện vẫn tăng lên ở Mỹ - Ảnh: Victor J. Blue/New York Times 

Về vắc xin COVID-19, tiến sĩ Camins cho rằng: “Chúng ta sẽ có thể phải tiêm vắc xin định kỳ… Sẽ có mũi tiêm ngừa bệnh cúm và mũi tiêm ngừa COVID-19 như là một phần không thể thiếu trong lịch trình tiêm phòng hàng năm”.

Theo phunuonline