Tổng thống Mỹ Joe Biden tiêm mũi thứ 2 vắc xin BioNTech-Pfizer vào tháng 1/2021. Ảnh: Reuters
Những hình ảnh như vậy được đưa ra nhằm thể hiện sự tin tưởng vào vắc xin và loại bỏ mọi nghi ngờ của những người còn do dự.
Việc Thủ tướng Đức Angela Merkel chọn tiêm vắc xin AstraZeneca có ý nghĩa rất lớn. Quyết định này là chứng thực mạnh mẽ nhất cho vắc xin còn bị nhiều người e ngại mà bà Merkel có thể đưa ra.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiêm vắc xin trong nước sản xuất Covaxin vào ngày 1/3. Ảnh: Tài khoản Twitter nhân vật.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tiêm liều vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên vào 29/12/2020. Ảnh: CNN.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm vắc xin AstraZeneca vào tháng 3/2021.
Quốc vương Ảrập Xêút Salman bin Abdulaziz Al-Saud tiêm phòng Covid-19 vào ngày 8/1/2021. Ảnh: Hội đồng Hoàng gia Ảrập Xêút
Thủ tướng Pháp Jean Castex tiêm vắc xin AstraZeneca cùng ngày với Thủ tướng Anh Johnson. Ảnh: NY Times.
Thủ tướng Australia Scott Morrison tiêm vắc xin BioNTech-Pfizer vào tháng 2 năm nay. Ảnh: AP
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tiêm vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất trước ống kính máy quay hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Ngày 27/1, ông tiêm vắc xin mũi thứ 2 và sự kiện này được truyền hình trực tiếp.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera tiêm vắc xin Sinovac hồi tháng 2/2021. Ảnh: Xinhua
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramasphosa tiêm vắc xin Johnson&Johnson vào 17/2. Ảnh: AP.
Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide tiêm vắc xin BioNTech-Pfizer vào tháng 3/2021. Ảnh: AP
Thủ tướng Đức Angela Merkel không có ảnh đang tiêm vắc xin nhưng văn phòng của bà đăng ảnh giấy chứng nhận tiêm chủng. Ảnh: DW.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đăng ảnh tiêm vắc xin lên tài khoản Facebook cá nhân vào ngày 28/2/2021. Ảnh: Viktor Orbán/Facebook
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres thông tin về việc tiêm phòng Covid-19 vào tháng 2/2021. Ảnh: LHQ
Theo vietnamnet