Hành khách từ Việt Nam nhập cảnh vào sân bay Cao Hùng, Đài Loan khi chưa có dịch COVID-19 - Ảnh: Gia Tiến
Theo ông Thắng, các chuyến bay ấy trước mắt chủ yếu phục vụ các nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, sinh viên, học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam được nhập cảnh Việt Nam (gồm cả người thân).
Có ý kiến thêm, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết đang rất mong muốn được đưa các chuyên gia, lao động tay nghề vào Việt Nam làm việc. Đại diện Hãng xe Ford VN cho hay gần 20 chuyên gia nước ngoài bị "kẹt" chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam.
"Hiện nay chúng tôi đang rất cần các chuyên gia để chuyển giao công nghệ, khởi động lại các dự án, mẫu xe mới đang bị trì hoãn trong thời gian qua" - đại diện Ford VN nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề trên, đại diện Vietnam Airlines cho biết chủ trương khôi phục đường bay quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, các chuyến bay này vẫn tập trung đưa khách ưu tiên, chưa phải bay thương mại như du lịch...
Việc mua vé và đăng ký các chuyến bay sang Trung Quốc hoặc nhập cảnh vào Việt Nam, theo Vietnam Airlines, nhiều hành khách vẫn còn lúng túng.
Đối tượng công dân Việt Nam hồi hương đều phải đăng ký với đại sứ quán để sắp xếp số lượng, mua vé. Còn đối tượng là chuyên gia, lao động tay nghề cao, lưu học sinh... sẽ có thay đổi về cách thức đăng ký mua vé máy bay để nhập cảnh vào Việt Nam.
Các đơn vị tại Việt Nam có người lao động đang muốn nhập cảnh phải đăng ký với địa phương. Khi được chấp thuận, Cục Xuất nhập cảnh sẽ ra quyết định cho phép nhập cảnh.
Một lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đang chuẩn bị lên phương án phục vụ các chuyến bay quốc tế tăng trong thời gian tới khi mở cửa lại thị trường Trung Quốc. Sau khi Cục Hàng không Việt Nam “chốt” kế hoạch, ACV sẽ bố trí việc phục vụ từ dịch vụ sân bay, đảm bảo năng lực hạ tầng để đón các chuyến bay trên an toàn. |
Theo dulich.tuoitre