Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai
Các quốc gia ASEAN vốn nổi tiếng về nghề thủ công và dệt may, đây cũng là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ bản chất và lối sống của khu vực ASEAN thông qua tác phẩm của các nghệ nhân. Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc đã tổ chức triển lãm hàng năm, tập trung vào hàng dệt may, với đại sứ quán của 10 quốc gia thành viên ASEAN - Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
|
Tổng thư ký Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm cùng Đại sứ các nước ASEAN tại Hàn Quốc. (Nguồn: TTXVN)
|
Triển lãm "Cổ đại tương lai - Kho báu của vải ASEAN" đang được tổ chức tại Cociety, Seongsu-dong - một khu phố sành điệu và thời thượng ở Seoul, với hy vọng thu hút thế hệ trẻ nếm thử văn hóa Đông Nam Á.
Kim Hae-yong, tổng thư ký của Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc cho biết các mặt hàng được trưng bày không chỉ là quần áo và vải vóc.
"Mỗi mặt hàng thể hiện sự đa dạng của ASEAN như một sản phẩm độc nhất vô nhị, được tạo ra một cách cẩn thận dưới bàn tay của một nghệ nhân bậc thầy. Như ngụ ý trong tiêu đề triển lãm của chúng tôi, “Cổ đại Tương lai”, nó nhằm mục đích giới thiệu các giá trị của vải ASEAN kết nối nghệ thuật và cuộc sống hàng ngày, quá khứ, hiện tại và tương lai," ông Kim nói trong buổi lễ khai mạc triển lãm này ngày 9/11.
"Giá trị của mỗi mảnh vải nằm ở giá trị truyền thống và văn hóa của nó, chứ không chỉ là sản phẩm kết quả. Văn hóa nghề thủ công dệt là một nét đặc trưng không thể thiếu trong tín ngưỡng và truyền thống địa phương, được lưu truyền qua nhiều thế hệ," - Tổng thư ký Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc chia sẻ.
Tinh hoa văn hóa và truyền thống
Nhiều loại vải tinh tế được dệt bởi các nghệ nhân bậc thầy của ASEAN được trưng bày, phù hợp với các điểm du lịch liên quan.
"Kain Tenuna" của Brunei Darussalam bao gồm các họa tiết hoa thêu bằng chỉ vàng và bạc, tạo nên hoa văn hình học và đối xứng.
|
Lụa Lãnh Mỹ A - đại diện cho Việt Nam được trưng bày tại triển lãm này (Nguồn: TTXVN)
|
"Lurik" của Indonesia là một loại vải có hoa văn sọc, tên của loại vải này bắt nguồn từ một từ có nghĩa là "đường" hoặc "sọc" trong tiếng Java Cổ. Theo truyền thống được sử dụng cho trang phục nghi lễ hoàng gia, Lurik đã có một sức sống mới trong thời trang đương đại bởi các nhà thiết kế như Lulu Lutfi Labibi.
"Pua Kumbu" của Malaysia, loại vải dệt đắt nhất được trưng bày, có hoa văn truyền thống lấy cảm hứng từ đom đóm trong rừng nhiệt đới. Tác phẩm kỳ công này các nghệ nhân phải mất đến một năm để hoàn thành.
"Lotus fabric" của Myanmar là một ví dụ về loại vải dệt bền vững, sử dụng sợi chiết xuất từ thân cây sen và sau đó được nhuộm bằng các thành phần tự nhiên như vỏ cây, hạt và lá sen, trong khi vải "Cordillera" từ Philippines đại diện cho một hệ thống tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp trong thiết kế của nó giống như hoa và bướm.
Vải "Kueh Tile" của Singapore lấy cảm hứng từ Kueh - một món ăn vặt ở Đông Nam Á, phản ánh khía cạnh đa văn hóa của đất nước.
|
Lụa “Ikat" của Campuchia, lụa "Kumbu" của Malaysia, lụa “Lãnh Mỹ Á” của Việt Nam và lụa “Lotus” của Myanmar.
|
Đại sứ Thái Lan tại Hàn Quốc - Witchu Vejjajiva, đã cho thấy vải Indigo của Thái Lan từ vùng Sakhon Nakhon có các sắc thái xanh lam khác nhau như thế nào.
"Đây là từ vùng đông bắc của Thái Lan. Ở Thái Lan, lụa và bông thường được sử dụng, vì vậy mỗi vùng sẽ có những đặc điểm riêng về sản xuất và thiết kế lụa và bông", Đại sứ Thái Lan chia sẻ.
Nhiều quốc gia cũng có những loại lụa độc đáo. "Ikat silk" của Campuchia có sắc vàng độc đáo từ những con tằm vàng địa phương, trong khi "Lao Silk" của Lào chỉ loại lụa làm từ những con tằm chỉ ăn lá dâu.
Được mệnh danh là "Queen of the Vietnamese Silk" - “Nữ hoàng lụa của Việt Nam” - “lụa Lãnh Mỹ A”. Được biết đến với màu đen tuyền và thường được sử dụng bởi NTK Nguyễn Công Trí - nhà thiết kế nổi tiếng tại Việt Nam và được nhiều nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng sử dụng trang phục.
Theo thoidai