Bảng đánh giá chỉ số hạnh phúc do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) công bố.
Được biết, để đo tính hiệu quả trong việc các nước biến nguồn tài nguyên hạn chế của Trái đất thành niềm hạnh phúc và vui sống cho công dân, NEF tham khảo chỉ số tuổi thọ và mức độ hạnh phúc của người dân so với tác động mà họ gây ra cho môi trường.
Theo công thức đó, nước có chỉ số HPI cao nhất là Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nằm trong top 5 lần lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), Việt Nam (40,3).
Bhutan, đất nước luôn được mệnh danh là hạnh phúc nhất thế giới lại chỉ khiêm tốn đứng ở vị trí số 56 trong bảng xếp hạng. Với vài triệu dân sống yên ả thanh bình, khung cảnh thiên nhiên kiều diễm dưới chân nóc nhà thế giới Hymalaya, Bhutan từng được vinh danh là “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”.
Trong bảng xếp hạng này, Các nước vùng Đông Nam Á cũng được xếp hạng cao như Philippines (thứ 14), Indonesia (16), Lào (19), Malaysia (33), Myanmar (39), Thái Lan (41), Singapore (49), Campuchia (80). Trong khi đó các nước giàu lại có thứ hạng khiêm tốn trong HPI như Ý (69), Pháp (71), Anh (74), Nhật (75), Canada (89), Úc (102), Mỹ (108).
Chỉ số HPI của nước Mỹ xếp thứ 108/140 với chỉ số HPI là 20,7. Đất nước có chỉ số HPi thấp nhất thế giới là nước Cộng hòa Chad, một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi với chỉ số HPI là 12,8.
Theo đánh giá của NEF, Việt Nam là một quốc gia có Dấu chân sinh thái thấp cũng như GDP bình quân đầu người kém hơn những nền kinh tế trong khu vực như Hong Kong. Tuy vậy Việt Nam lại đánh bại các nền kinh tế khác về chỉ số hạnh phúc.
Đặc biệt, Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia duy nhất thuộc top 10 bảng xếp hạng có chỉ số Dấu chân sinh thái vừa đủ để môi trường có thể tái sinh kịp với nhu cầu khai thác của con người.
Báo cáo của NEF nêu rõ, chỉ số thịnh vượng của Việt Nam thấp hơn những quốc gia trong top 10 nước hạnh phúc nhất thế giới nhưng nó lại vẫn cao hơn các nền kinh tế như Hong Kong. Điều này là một bất ngờ khi nền kinh tế Việt Nam kém phát triển hơn cũng như có chỉ số Dấu chân sinh thái chỉ bằng 1/5 so với Hong Kong (Trung Quốc), qua đó cho thấy tốc độ khai thác tài nguyên chậm hơn.
Việt Nam cũng được đánh giá cao về dịch vụ công, tỷ lệ phổ cập giáo dục cao. Năm 2012, tỷ lệ trẻ em nhập học của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới với 98%. Số trường cao đẳng, đại học của nước ta cũng tăng nhanh chóng. Số người nghèo đói đã giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010).
Ngoài ra, tuổi thọ của người dân Việt Nam cũng được đánh giá cải thiện rõ rệt, nhất là sau khi đại dịch COVID-19 được chính phủ khống chế tốt. Minh chứng rõ nét là cả Việt Nam lẫn Gambia đều có GDP bình quân đầu người bằng nhau nhưng người Việt lại sống thọ hơn bình quân 17 năm so với Gambia.
Được biết, bảng xếp hạng được dưa ra dựa trên khảo sát thực hiện từ năm 2017 - 2019. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bảng xếp hạng này nhận được sự quan tâm và niềm tin lớn của cộng đồng mạng. Đặc biệt, kể từ sau khi Việt Nam khống chế được dịch bệnh COVID-19 sau nhiều đợt bùng phát, chứng minh rằng Việt Nam là đất nước an toàn, mọi người cùng chung sống hạnh phúc, bình yên.
Theo thoidai