Xúc động biết bao, khi thành quả nghiên cứu, sản xuất của mình 4 năm qua đã được khách hàng đón nhận”. Hoàng Thị Thanh Huyền kể về hành trình “giữ hương cho Tết” mở đầu câu chuyện.
Nếu được hỏi về mùi hương đặc trưng của Tết, của buổi chiều cuối năm chắc chắn, người miền Bắc nhớ ngay đến hương thơm của mớ mùi già đun nước tắm tất niên. Cuộn sống ngày càng hiện đại, mùi hương Tết quen thuộc ấy dường như chỉ còn đọng lại trong tâm trí của nhiều người. Đó là ý tưởng để Huyền nghiên cứu và sản xuất một loại nước tắm được chiết xuất từ cây mùi già, tiện dụng hơn, dễ mang đi xa hơn và quan trọng nhất là có thể lưu giữ, sử dụng được lâu hơn mùi hương của Tết truyền thống.
Với những kiến thức của một người trong ngành hóa dược, năm 2014, Huyền bắt đầu thử nghiệm trồng và nghiên cứu sản xuất nước thơm từ cây mùi già. Rau mùi tươi thì có thể trồng quanh năm, nhưng chỉ có cây mùi già mới có hương thơm ngạt ngào, ấm áp của Tết. Mà để được một lứa mùi già đảm bảo chất lượng, phải chọn được giống mùi tía, thơm hơn, nhưng cũng khó trồng hơn rất nhiều.
Năm nay, Huyền trồng mùi tại cùng nguyên liệu ở Phú Thọ và Thanh Hóa
Từ cuối tháng 8, âm lịch, Huyền bắt đầu làm đất, gieo ải, gieo hạt, chăm sóc khoảng 3 tháng đến khi cây vươn lên, cao ngang lưng người, bắt đầu ra hoa, đậu quả. Lúc này, đòi hỏi phải dành sự quan tâm đặc biệt, bởi thân cây rất mỏng manh, gặp gió thì đổ, gặp mưa thì nát, con vật chạy qua cũng ngiêng ngả. Những cây bị đổ, dập, nát thì không thể sử dụng được. Chất lượng của cây mùi còn phụ thuộc phần lớn vào thời tiết của từng năm. Trồng cây mà trong lòng đầy lo lắng, hồi hộp.
Cây, lá, quả mùi già sau khi thu hái sẽ một phần được mang đi cất thành tinh dầu, một phần đem chiết xuất thành dung dịch và đưa vào nhà máy để thực hiện các công đoạn sản xuất tiếp để cho ra đời những chai nước mùi đậm đặc. Chỉ cần một, hai nắp nhỏ thôi là có thể cho mùi hương thơm đặc trưng như những nồi nước mùi các bà, các mẹ hay nấu, để cả gia đình cùng tắm, rửa mặt, tẩy trần chào năm mới.
Hai năm đầu tiên là quãng thời gian đầy thử thách, vì Huyền là người đi tiên phong trên thị trường, nên tự mình phải mày mò, nghiên cứu, sản xuất thử. Thất bại thì nhiều lắm, vừa phải làm, vừa phải nhờ sự trợ giúp của người xung quanh. 3 năm đầu, những chai nước làm ra chủ yếu để cho người thân, bạn bè trải nghiệm.
Sau 4 năm cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã, đến năm 2018, Huyền mới dám tự tin khẳng định, những chai nước mùi đậm đặc chiết xuất từ cây mùi già đã được thị trường đón nhận và yêu mến. Thanh Huyền chia sẻ: Dù chưa quảng bá nhiều, nhưng Huyền đã nhận được những đơn đặt hàng từ hơn nửa năm trước. Hạn sử dụng của những chai nước này cũng được nghiên cứu, kéo dài ra tới 10 tháng, để khách hàng lưu giữ hương mùi già ngày Tết được lâu hơn.
Những chai nước tăm giao thừa từ cây mùi già được hoàn thiện dần qua 4 năm
Ngoài nước đậm đặc từ cây mùi già, Huyền còn dùng cây mùi già để sản xuất một số loại mỹ phẩm khác như xà bông, sữa tắm tự nhiên, sữa tắm em bé…
Điều khá thú vị sản phẩm nước tắm từ cây mùi già của Huyền đã tạo được một tiếng vang trong giới sản xuất đồ handmade. Trước đây, cây mùi ít được nhiều người nhắc đến và cũng không có sản phẩm nào từ cây mùi, nhưng vài năm gần đây, đã có nhiều nơi cũng cho ra mắt những sản phẩm từ loại cây ngày tết này. Cây mùi được biết đến và tạo ra nhiều giá trị hơn.
Làm mỹ phẩm handmade chẳng dễ dàng gì
Ngoài sản phẩm từ cây mùi, Hoàng Thanh Huyền còn sản xuất các loại mỹ phẩm handmade từ cây, trái trong vườn nhà như xà bông, dầu gội, trà hoa hồng, son dưỡng, nước xông mặt từ các loại lá tía tô, trầu không, hoa ngũ sắc, hoa bưởi, hoa hồng, sả chanh và bạc hà…
Làm mỹ phẩm ở handmade ở Việt Nam chẳng dễ dàng gì, Thanh Huyền chia sẻ, bởi Huyền luôn cố làm sản phẩm một cách tự nhiên và đơn giản nhất, hạn chế đưa hóa chất vào sản phẩm, chấp nhận thời hạn sủ dụng ngắn và không sản xuất theo số lượng nhiều. Khi làm mỹ phẩm handmade, cái cần đầu tư nhiều nhất có lẽ là thời gian và công sức.
9x còn nghiên cứu, sản xuất nhiều dòng mỹ phẩm handmade từ nguyên liệu vườn nhà
Khó khăn Huyền và nhiều bạn trẻ gặp phải nhất trong những ngày đầu khởi nghiệp, chính là chưa có định hướng rõ ràng, chưa định hình được sản phẩm của mình, nên dễ chạy theo tâm lý khách hàng, dẫn đến sản phẩm làm ra chưa có dấu ấn riêng.
Riêng với trường hợp của Huyền, sau khá nhiều bài học kinh nghiệm, đến cuối năm 2017, Huyền mới thấy rõ ràng hướng đi của mình và công ty Mộc Hương.
Bên cạnh đó, so với thế giới, mỹ phẩm handmade của Việt Nam còn có nhiều hạn chế về bao bì, mẫu mã, về các loại chứng nhận… nên đòi hỏi các nhà sản xuất phải liên tục đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã, cập nhật kiến thức sản phẩm để bắt kịp xu hướng của thế giới.
Dù phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng cô gái Phú Thọ này chưa khi nào hối hận vì lựa chọn của mình
Đã từng thử sức với công việc khác, nhưng vẫn quyết định bỏ ngang để đi theo niềm đam mê làm mỹ phẩm handmade, Hoàng Thị Thanh Huyền tin rằng, đây đúng là con đường mình cần đi và đang nỗ lực từng ngày để nghiên cứu, sản xuất thêm nhiều dòng sản phẩm Mộc Hương, lưu những mùi hương đặc trưng của người Việt.
Theo phunuvietnam