leftcenterrightdel
Jen Trần - Giám đốc điều hành khu vực châu Á 

Tham vọng thay đổi định kiến về phụ nữ trong ngành fintech

Theo nhiều số liệu thống kê, tại những thị trường phát triển như London hay Châu Âu, việc phụ nữ được công nhận ở vị trí quản lý cấp cao cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, đặc biệt trong ngành tài chính công nghệ - sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ là 2 ngành luôn có sự tham gia áp đảo của lao động nam. Bởi thế, một người phụ nữ theo đuổi ngành fintech, còn rất trẻ, lại ngồi vị trí rất cao như Jen Trần đã trở thành một điều "lạ" khiến nhiều người kinh ngạc.

Chia sẻ về lí do dấn thân vào ngành gai góc này, Jen Trần có chút hoài niệm: "Mẹ tôi mất sớm, gia đình ngay lập tức rơi vào cảnh chật vật, ba tôi khi ấy bằng đồng lương của một giảng viên đại học đã rất vất vả bươn chải làm thêm đủ nghề để nuôi sống 2 con. Biến cố này khiến tôi nung nấu ý định phải thoát khỏi cảnh nghèo khó từ khi còn rất nhỏ. Tôi đã luôn nghĩ về việc kiếm tiền từ dạo đó cho đến khi nỗ lực nhận học bổng và một thân một mình đi du học". Sau khi tốt nghiệp, Jen lăn lộn trong nhiều công ty công nghệ toàn cầu để bắt nhịp xu hướng hiện đại, thế nhưng cô nhanh chóng tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới. "Tôi tự hỏi làm sao có thể tự do tài chính. Và tôi nhận ra để làm được điều đó thì mình phải làm việc trong mảng tài chính. Thế là tôi tìm kiếm cơ hội trong ngành tài chính công nghệ bởi nó nhiều thách thức nhưng cũng rất hấp dẫn".

leftcenterrightdel
 Jen Trần

Bước qua một ngành mới mẻ, Jen gần như phải làm lại từ đầu, phải học lại toàn bộ kiến thức mới về tài chính, lương thấp và đánh giá thấp, nhưng cô không nản chí. "Ban đầu tôi chỉ muốn nâng cao thu nhập nhưng khi tham gia vào các cuộc họp hay hội thảo cho các nhân vật cao cấp mà khán phòng hầu như chỉ toàn nam giới, điều này đã thôi thúc tôi làm việc chăm chỉ hơn. Tôi muốn thay đổi định kiến về phụ nữ trong ngành fintech".

Từ người "ngoại đạo" cho đến Giám đốc điều hành khu vực châu Á của tập đoàn tỷ đô

Khi công ty tài chính đầu tiên gật đầu với Jen là đi cùng yêu cầu giảm mức lương đề nghị của cô xuống. Với background làm cấp cao tại nhiều công ty công nghệ lớn toàn cầu, Jen cũng vô cùng đắn đo nhưng cuối cùng cô vẫn đồng ý vì "Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình được đi học mà còn được trả lương thôi (cười). Bạn không thể muốn nhận được những bài học xịn sò mà lại không trả phí, trong ngành fintech thì càng không có chuyện đó!"

leftcenterrightdel
 Giám đốc điều hành khu vực châu Á

Những ngày đầu bước vào ngành nghề mới, Jen thường xuyên đối mặt với nhiều khó khăn từ công việc nặng về số, việc tiếp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ về dòng tiền đến các phương pháp giao dịch phức tạp, có lúc cô làm việc quần quật không có thời gian nghỉ. Khiêm nhường và lặng lẽ nỗ lực từng ngày, kiên trì với mục tiêu đã giúp Jen nhanh chóng bước vào hàng ngũ lãnh đạo của tập đoàn fintech tỷ đô đến từ châu Âu - cô được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành khu vực châu Á, quản lý các thị trường Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia...

Lúc đó nhiều người vẫn còn nghi ngờ năng lực của Jen bởi lẽ ngành fintech rất ít phụ nữ làm lãnh đạo. Nhưng thời gian đã chứng minh không có gì phụ nữ không làm được. Jen cũng đã đưa các thị trường cô quản lý trở thành một trong những thị trường phát triển tốt nhất của tập đoàn, có doanh số vượt bậc và lượng khách hàng tiềm năng dồi dào. "Đàn ông có cái đầu lạnh nên họ rất phù hợp với ngành fintech. Nhưng phụ nữ có thể vừa có cái đầu lạnh để đưa ra những quyết định dứt khoát, vừa có một trái tim nóng để linh hoạt cư xử trong quản trị và quan hệ khách hàng - đây là lợi thế của chúng ta và tôi nghĩ mình đã tận dụng tốt lợi thế này".

Phụ nữ phải tự do tài chính

Profile Ms Jenny Trần:

- Trưởng phòng vận hành tại Agoda (công ty travel tech - Thái Lan)

- Trưởng phòng kinh doanh tại Infor (software solution – Mỹ)

- Giám đốc Châu Á (tập đoàn fintech XTB)

"Trong một cuộc họp với quản lý cao cấp đền từ Ấn Độ, họ đã rất ngạc nhiên vì sao trong team tôi có quá nhiều nữ và có phụ nữ làm vị trí cao. Phụ nữ có nhiều thiệt thòi, hình ảnh phụ nữ vẫn gắn liền với vai trò nội trợ, chăm con, vun vén gia đình, là một thế yếu. Nhưng phụ nữ hoàn toàn có thể vươn đến những vị trí cao, để có thể nuôi con, lo lắng cho cha mẹ" - Jen khẳng định lại về lí do cô tin rằng phụ nữ cần có tự do tài chính nhất định.

"Tôi không phải người phụ nữ đầu tiên làm ngành fintech và chắc chắn cũng không phải người phụ nữ đầu tiên thành công trong ngành này. Rất nhiều người phụ nữ tài giỏi đang ngày càng khẳng định mình trong giới tài chính công nghệ và nếu bạn yêu thích kiếm tiền thì đây chính là nơi dành cho bạn".

Nếu chỉ gặp qua Jen Trần hay theo dõi cô trên mạng xã hội, ai cũng sẽ nghĩ cô sinh ra đã ngậm thìa vàng, chưa trải qua sóng gió gì, bởi cô vui vẻ, lạc quan và tràn đầy năng lượng. Thế nhưng Jen đã từng sống nghèo khó khi mẹ qua đời, từng trải qua thời sinh viên vất vả, từng bon chen "bán mình cho tư bản" như bao người. Điều duy nhất khiến cô khác biệt có lẽ là tư duy "vượt lên số phận" vô cùng mạnh mẽ. "Tôi nghĩ phụ nữ có sự bền bỉ tuyệt vời, họ có thể làm được mọi thứ, họ chỉ cần có một lý do và một động lực đủ mạnh. Cho dù lý do kiếm tiền của bạn chỉ đơn giản là ăn ngon, mặc đẹp thì hãy bắt đầu nghĩ về đầu tư tài chính nghiêm túc từ bây giờ". -Jen chia sẻ.

Nguồn: Tự giới thiệu

LTQM