Đây cũng là thương hiệu gạo Việt đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản.

leftcenterrightdel
 
Ông Nguyễn Chánh Trung - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia 2022 dành cho gạo A An

Tiên phong tại thị trường Nhật

Sau đại dịch Covid-19, chi phí nhiên liệu biến động, đứt gãy chuỗi cung ứng, số đơn hàng không ổn định. Đó là những khó khăn chung của các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước vẫn nỗ lực để có nhiều đóng góp vào kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022. Trong dòng chảy ấy, gạo A An đã có những đóng góp và dấu ấn không nhỏ khi trở thành sản phẩm gạo Việt Nam đầu tiên mang thương hiệu của mình, tự tin xuất hiện tại thị trường Nhật Bản.

Sự kiện xuất khẩu thành công một thương hiệu gạo nội địa ra quốc tế là dấu ấn khởi sắc trong câu chuyện nỗ lực nâng cao giá trị hạt gạo, đưa thương hiệu gạo Việt tiến ra thế giới. Bởi lẽ, sau rất nhiều năm phải đóng gói dưới tên tuổi của nhà nhập khẩu nước ngoài, gạo Việt Nam đã có cơ hội được nhận diện và xây dựng tên tuổi, đặc biệt là đối với thị trường luôn được đánh giá rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như Nhật Bản.

Theo chia sẻ từ lãnh đạo Ngân hàng Kiraboshi - đơn vị kết nối Tập đoàn Tân Long với các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối gạo A An tại Nhật, Nhật Bản là thị trường khó tính trong nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như gạo, nông sản hay thực phẩm.

Trong khi đó, Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại quốc gia này với số lượng hơn 450.000 người, tuy nhiên lại chưa có thương hiệu gạo Việt Nam nào được bán tại các siêu thị, cửa hàng. Vì thế, việc Tập đoàn Tân Long xuất khẩu thành công gạo ST25 A An vào Nhật Bản trước hết là thành công lớn của doanh nghiệp trong việc mang sản phẩm quê hương vào phục vụ người con Việt Nam, sau đó là lan tỏa sản phẩm đến cộng đồng người Nhật Bản và châu Á khác.

Sau sự kiện trên, Tập đoàn Tân Long cũng vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Kiraboshi vào tháng 11.2022, phát triển mối quan hệ sâu sắc với đối tác quốc tế để mở rộng mối liên kết với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, phân phối khác tại Nhật Bản; mở ra triển vọng đưa thêm nhiều sản phẩm thương hiệu Việt Nam do tập đoàn phát triển vào thị trường này.

 
leftcenterrightdel
 

Các sản phẩm gạo A An được trưng bày tại Triển lãm quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022 cùng với các sản phẩm THQG khác

Đầu tư lớn mạnh vì cam kết gạo sạch

Xu hướng tiêu dùng nội địa ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn các sản phẩm an toàn, có thương hiệu, đặc biệt là với các mặt hàng lương thực - thực phẩm như gạo. Gạo A An ra đời từ tâm huyết mong muốn phục vụ những sản phẩm gạo đặc sản được kiểm soát về chất lượng với các tiêu chí ngon - sạch - an toàn; không ngừng cải tiến, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng.

Đến nay, các dòng sản phẩm gạo thơm đóng túi ST21, ST24, ST25, Japonica và gạo lúa tôm, gạo hữu cơ mang thương hiệu A An đã trở thành thương hiệu tin dùng trong hàng triệu bữa cơm khắp mọi miền đất nước.

A An kiểm soát và duy trì chất lượng lúa gạo ổn định thông qua việc liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo với nông dân và các hợp tác xã tại các vùng nguyên liệu lớn tại Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau… Để đạt đến mục tiêu quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo thành phẩm chất lượng cao trước năm 2030, gạo A An ngày càng mở rộng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo với hợp tác xã và đầu tư lớn mạnh vào hệ thống các nhà máy lúa gạo.

Đến nay, Tập đoàn Tân Long đã vận hành 5 nhà máy gạo với tổng diện tích đạt 470.000 m2 - Công suất sấy hơn 4.000 tấn/ngày - tổng sức chứa 400.000 tấn. Các nhà máy đều được đặt tại những vị trí thuận lợi về vận chuyển hoặc trong vùng giao thương của các tỉnh trồng lúa lớn của ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và đạt được đầy đủ các chứng nhận quan trọng về an toàn thực phẩm và không chứa các chất cấm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đầu năm 2022, Tập đoàn Tân Long khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy gạo Hạnh Phúc (đặt tại An Giang), đầu tư bài bản cho hệ thống sấy, trữ và xử lý lúa sau thu hoạch đến đóng gói gạo thành phẩm với quy mô và công nghệ lớn nhất châu Á. Điều đó cũng đã chứng minh những nỗ lực và tâm huyết lớn để cải tiến công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm của một thương hiệu Việt mang khát vọng đưa gạo đặc sản tiến ra thế giới.

Theo Thanh niên