Sự vắng bóng của bánh mì

Năm ngoái, trong lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Michelin Guide đã vinh danh 103 nhà hàng/quán ăn với 4 hạng mục giải thưởng, trong đó có 4 nhà hàng được gắn sao Michelin, 70 nhà hàng/quán ăn Michelin Selected (Michelin đề xuất), 29 nhà hàng Bib Gourmand (quán ngon, giá phải chăng), 3 người nhận giải Michelin Guide Special Award.

leftcenterrightdel
 Bánh mì là món ăn Việt Nam nổi tiếng, được nhiều du khách biết tới

Năm nay, trong lần công bố thứ 2 của Michelin Guide tại Việt Nam, ở danh sách hạng mục Bib Gourmand (quán ngon giá rẻ) ở Hà Nội và TP.HCM có tổng cộng 42 quán ăn (18 hàng quán ở Hà Nội và 24 cơ sở ở TP.HCM). Các hạng mục khác sẽ được công bố trong ngày 27.6. Ở danh sách quán ngon giá rẻ năm 2024, vẫn vắng bóng bánh mì, dù bánh mì là một món giá rẻ thứ thiệt tại Việt Nam với giá trung bình 20.000 đồng/ổ.

Có thể hiểu khi Michelin Guide chọn Việt Nam từ năm ngoái, bản đồ ẩm thực Việt Nam lần nữa được vinh danh trên toàn cầu, nhưng với tiêu chí riêng biệt của mình, Michelin Guide không chọn bánh mì. Ở hạng mục Bib Gourmand năm nay, 18 quán ở Hà Nội có đến 5 quán phở, tại TP.HCM có đến 8 quán phở. Nhiều người Việt Nam thắc mắc, hàng ngàn cư dân mạng đặt câu hỏi: Khi nói đến ẩm thực Việt chọn phở mà không chọn bánh mì là thiếu sót.

Trả lời phỏng vấn truyền thông VN năm ngoái, ông Gwendal Poullennec là Giám đốc quốc tế của Michelin Guide khẳng định "không có sự thiên vị" giữa phở với bánh mì. Các thẩm định viên của Michelin luôn đánh giá các món ăn với tâm thế mở, tập trung vào chất lượng món ăn thay vì địa điểm hay độ nổi tiếng.

leftcenterrightdel
 Tuy nhiên, trong các hạng mục của Michelin Guide không có món bánh mì khiến nhiều người thắc mắc

Trong lời giải thích của ông, có một sự đặc biệt trong 5 tiêu chí của Michelin Guide mà đây có thể là lý do chính.

5 tiêu chí mang tính quy chuẩn chung toàn thế giới này bao gồm:

  1. Chất lượng món ăn
  2. Tài nghệ nấu ăn
  3. Sự hài hòa hương vị
  4. Cá tính của đầu bếp thể hiện qua món ăn
  5. Sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn thực đơn.

Những hàng quán bán bánh mì Việt Nam chưa được Michelin "gọi tên" là vì chưa đáp ứng đủ tiêu chí này? Trả lời cho câu hỏi này, một đầu bếp Việt Nam nổi tiếng, từng làm việc trong các nhà hàng một, hai và ba sao Michelin lý giải đó có thể là một phần nguyên nhân.

"Nhiều tiệm bán bánh mì Việt Nam không phải là điểm nhà hàng mà chủ yếu bán mang đi. Bên cạnh đó, đại đa số nơi không có một nghệ thuật nấu ăn của riêng mình, khi chả lụa phải mua, bánh mì cũng mua, pate cũng mua nốt…

Liệu có bao nhiêu chỗ bán bánh mì tự sản xuất, tự làm bánh mì và các nguyên liệu trong đó 100%? Tôi nghĩ đây cũng là một điều mà Michelin cũng khá đau đầu khi đánh giá bánh mì Việt Nam để cho vào danh sách", vị đầu bếp chia sẻ.

Theo Thanh niên