Với chỉ dẫn của anh Vũ Văn Chùy, Chủ tịch UBND xã Phùng Xá, chúng tôi đến công ty TNHH Dệt May Thành Vượng, một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu khăn mặt Phùng Xá sang thành phố Osaka Nhật Bản. Theo chị Hoàng Thị Vân, chủ doanh nghiệp thì ban đầu gia đình chỉ kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ. Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm khăn mặt ngày càng cao, đặc biệt là khi nhận được đơn hàng của khách hàng bên Nhật Bản thì gia đình chị bắt đầu thành lập công ty từ năm 2010. Trung bình mỗi năm công ty cung cấp ra thị trường trong nước và chủ yếu xuất khẩu sang Nhật hàng nghìn chiếc khăn với đủ các mẫu mã khăn mặt như khăn nhỡ, khăn tắm, khăn trơn, khăn hoạ tiết, nào khăn nhuộm màu.
Hình thức sản xuất thủ công với nguyên liệu dệt là sợi tơ tằm, tơ bông vẫn còn ở một số hộ gia đình ở Phùng Xá.
Hiện đã có nhiều hộ sản xuất đầu tư máy móc và trang thiết bị cho sản xuất công nghiệp.
...và hầu hết các gia đình trong làng đều có máy dệt, thậm chí nhiều gia đình có từ 3 đến 4 máy dệt.
Những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ để đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Để làm ra một sản phẩm khăn mặt ở Phùng Xã là quá trình kết hợp giữa lao động thủ công và sự trợ giúp của máy móc...
Để làm ra những chiếc khăn mặt với mẫu mã khác nhau, các hộ gia đình phải thực hiện một quy trình sản xuất đủ các công đoạn khác nhau như mắc sợi, dệt, tẩy, nhuộm, máy. Tại xưởng sản xuất của công ty TNHH Dệt May Thành Vượng, mỗi công đoạn làm lúc nào cũng duy trì 5-6 công nhân làm việc liên tục với mức lương thu nhập hàng tháng từ 3-4 triệu đồng/người.
Cùng việc đầu tư các máy dệt công nghiệp tự động có in hoa văn họa tiết có trị giá đên 200 triệu đồng/chiếc nên người làng Phùng Xá đã giảm được rất nhiều thời gian và nhân công so với dệt thủ công ngày trước. Trước khi dệt, đòi hỏi người làm phải mắc sợi cẩn thận để khi kéo sợi lên giàn mắc đưa vào guồng quay sẽ không bị rối. Trong quá trình dệt, người thợ phải chú ý thay sợi khi sắp hết để tránh lúc dệt sợi không bị đứt mạch giữa chừng, dẫn đến sản phẩm bị sùi sợi.
Sau khi khăn đã được dệt thô sẽ được mang đi tẩy nhuộm bằng thuốc màu. Tiếp theo là công đoạn máy bo viền khăn, khâu đòi hỏi nhiều nhân công và có tay nghề lâu năm. Vì sau khi dệt và nhuộm khăn thành những bản to, người làm sẽ phải dọc khăn theo các kích cỡ khác nhau rồi tiến hành máy bo viền chiều dài và chiều rộng để khăn mặt không bị xô sợi. Cuối cùng, trước khi phân phối sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, người làm phải xếp từng chiếc khăn một cách vuông vắn để sửa chỉ đường kim mũi chỉ trên bề mặt khăn trông đẹp mắt.
Đến nay ở Phùng Xá có hơn 70% các hộ gia đình làm sản xuất khăn và kinh doanh hàng khăn mặt, không chỉ cung cấp các sản phẩm khăn mặt ra thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước mà còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…. Cùng với duy trì và phát triển nghề truyền thống, đến nay nghề dệt khăn mặt ở Phùng Xá không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương ở hai thôn Hạ và thôn Thượng của xã mà còn cho lao động các vùng lân cận.
Sản phẩm khăn mặt của làng đa dạng về mẫu mã, kiểu cách như khăn mặt, khăn nhỡ, khăn tắm, nào khăn trơn, khăn hoạ tiết,…
Những chiếc khăn mẫu với kích thước, màu sắc khác nhau giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước.
Sản phẩm khăn hoàn thiện được dập tem thương hiệu của doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước.
Một số mẫu khăn thành phẩm của các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất ở làng nghề dệt Phùng Xá.
Theo ông Vũ Văn Chùy, Chủ tịch UBND xã Phùng Xá thì tuy là nghề phụ nhưng nghề dệt khăn mặt đã mang lại nguồn thu nhập chính, góp phần nâng cao đời sống cho người dân Phùng Xá. Hiện xã Phùng Xá đang trong quá trình xây dựng Đề án phương hướng phát triển thương hiệu khăn Phùng Xá nhằm đẩy mạnh quan hệ đối tác về xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ khăn cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương.
Theo Báo ảnh Việt Nam