Mẹ Suốt

me-suot.JPG

 

Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh năm 1906 tại xóm Vạn chài làng, Phú Mỹ (nay thuộc thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới). Khi giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, mẹ đã 60 tuổi.

Với tình yêu quê hương tha thiết, theo tiếng gọi của cách mạng, mẹ Suốt đã xung phong nhận một công việc tưởng như bình thường nhưng vô cùng nguy hiểm: Chèo đò ngang chở bộ đội qua sông Nhật Lệ.

Ngày 7/2/1965, không lực Hoa Kỳ ồ ạt tấn công bắn phá thị xã Đồng Hới và các vùng lân cận. Đây là trận oanh tạc lớn mở màn cho cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của giặc Mỹ. Giữa làn mưa bom bão đạn, mẹ Suốt vẫn hiên ngang chèo thuyền cầm chắc tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến của ta để ta đánh trả quân thù. Những chuyến đò của mẹ cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa thị xã Đồng Hới với Bảo Ninh.

Với những chiến công của mẹ, ngày 1/1/1967, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước. 11/10/1968, trong lúc làm nhiệm vụ, mẹ Suốt đã anh dũng hy sinh bởi một trận bom đạn của kẻ thù.

Trần Thị Lý

tran-thi-ly.jpg

 

Anh hùng Trần Thị Lý, người nữ dân quân trẻ tuổi Quảng Bình vượt gian khổ hoàn thành công tác giao thông liên lạc trên tuyến lửa, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ngoan cường và dũng cảm. Chị đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

La Thị Tám

La-thi-tam.jpg

 

Anh hùng La Thị Tám, 23 lần bị bom vùi vẫn không rời vị trí, bình tĩnh quan sát máy bay địch đếm từng quả bom rơi, đánh dấu từng quả bom chưa nổ để tạo điều kiện thuận lợi cho công binh phá bom nổ chậm.

Với chiếc ống nhòm nhỏ, sau mỗi lần máy bay Mỹ ném bom, La Thị Tám lại như con thoi chạy lên đồi căng mắt theo dõi quả nào phát nổ, quả nào chưa và chạy xuống ngã ba Đồng Lộc để cắm cờ tiêu. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bàn chân bỏng rát và in thành vệt mòn qua những bãi bom nổ chậm, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả.

Ngày 22/12/1969, La Thị Tám được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 20 tuổi

Nguyễn Thị Hạnh

anh-hng-lc-lng-v-trang-nhn-dn-Nguyn-Th-Hnh.jpg

 

Những ngày chiến tranh ác liệt nhất, với khẩu súng K44 mang bên mình, bà Hạnh lăn xả trên các trận địa của thị xã Vinh (Nghệ An), tham gia cứu thương, san lấp hố bom để đoàn xe kịp ra tiền tuyến và bảo vệ kho tàng, hàng hóa đang được tập kết để chuẩn bị vào Nam.

“Hồi đó hàng hóa vận chuyển vào Nam được ưu tiên nhất và cũng là mục tiêu bị Mỹ dội bom nhiều nhất nhằm chặn đứng sự tiếp tế của ta vào chiến trường miền Nam. Hàng đoàn xe tải bị ùn ứ bên bờ bắc Sông Lam. Nếu để yên trên xe, nếu trúng bom, thiệt hại sẽ rất lớn. Tôi nảy ra sáng kiến, mỗi khi đường chưa thông, lực lượng dân quân, du kích tham gia dỡ hàng hóa, sơ tán đến nơi an toàn hoặc gửi trong các nhà dân. Riêng chỗ các đoàn xe trú ẩn, cứ cách 3 gốc cây bố trí một đống cát cùng một số xẻng để kịp thời chữa cháy khi xe bị trúng bom”.

Với sáng kiến của bà, những thiệt hại về lương thực, vũ khí giảm đi đáng kể. Với những thành tích xuất sắc trong công tác, bà Nguyễn Thị Hạnh được bầu là Chiến sỹ Quyết thắng của lực lượng Công an liên tục 8 năm liền từ 1968 - 1976. Ngày 3/9/1973, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký quyết định phong tặng bà danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cù Thị Hậu

cu-thi-hau.jpg

Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, công nhân Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội, chồng đi chiến đấu, một mình nuôi 2 con còn nhỏ vẫn phấn đấu kiên trì suốt 8 năm chiến tranh đảm bảo ngày công bình quân cao nhất nhà máy, trong 9 năm dệt vượt mức kế hoạch hơn 8 vạn mét vải.

Bà được phong danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1973.

Phụ nữ Việt Nam