Người đẹp trang điểm sắc sảo, làm mẫu bộ sưu tập mới của Quyên Nguyễn. Yêu thích văn hóa truyền thống, nhà thiết kế dành thời gian tìm hiểu liệu lịch sử để lên ý tưởng trang phục.

 

Các mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ áo nhật bình (xẻ trước ngực) với tay áo rộng, là lễ phục khoác ngoài của nữ giới quyền quý chốn cung đình. Các thiếu nữ trong gia đình quý tộc khi xuất giá cũng được mặc áo nhật bình nhưng các hoa văn giản lược hơn.

 

Nhà thiết kế đã xem các kiểu dáng áo đang trưng bày trong Đại nội ở Huế và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia văn hóa. Dáng áo được thiết kế sát với nguyên mẫu và tạo độ thoải mái cho người mặc.

 

Áo tên là nhật bình bởi các hoa văn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Thân áo được thêu, dệt hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, bát bửu, màu ngũ sắc... bên trong có lớp lụa lót. Vì màu nhuộm dễ phai, người ta không giặt áo mà chỉ phơi nắng một năm vài lần rồi ướp thơm bằng trầm, đặt trong tráp gỗ. Bên trong, người mặc phối cùng áo dài lót bằng vải trắng để dễ giặt. Ngày nay, nhờ kỹ thuật nhuộm màu, in, thêu hiện đại, người mặc dễ dàng giặt, vệ sinh áo hơn.

 

Ở tay áo có dải màu ngũ hành: trắng, lục, xanh, đỏ, vàng - tượng trưng ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Tuy nhiên quy định dãy màu này không áp dụng trên loại áo nhật bình của Hoàng hậu.

 

Mẫu áo dài đỏ cách điệu từ áo tấc - trang phục dành cho những dịp trọng đại thời Nguyễn.

 

Quyên Nguyễn sử dụng lụa tơ tằm, vải tơ sống để may bộ sưu tập.

 

Theo vnexpress