Năm 2010 chị Trà My sang Trung Quốc làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Cát Lâm. Trong thời gian học Tiến sĩ, chị mở công ty bắt đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng và là người Việt đầu tiên đưa sản phẩm đệm gối cao su thiên nhiên Việt đến với thị trường khổng lồ của xứ sở hoa mẫu đơn này.

Vừa làm Tiến sĩ với đề tài “Phục hồi trẻ tự kỷ”, chị còn đi thực tập tại Trung tâm phục hồi trẻ tự kỷ tỉnh Cát Lâm, vừa phải gồng mình điều hành công ty nơi xứ người. Công ty cách trường hơn 1000km, chị thường xuyên phải đi đi về về. 

“Tôi của 10 năm trước là nhiều đêm thức trắng, đi ngủ lúc mặt trời mọc. Nhiều khi dậy sớm hơn gà, chăm chỉ cần mẫn như trâu nhiều lúc khó khăn, không biết hỏi ai, vì không ai giống mình cả”, chị Trà My chia sẻ.

leftcenterrightdel
Chị Trà My trong tà áo dài Việt Nam quảng bá sản phẩm Việt tới các quan khách Trung Quốc 

Ông trời luôn không phụ lòng người. Tiến sĩ Trà My đã mở được 17 showroom “Việt Nam Quán” - gian hàng Việt - tại các trung tâm nội thất số 1 Trung Quốc Macalline. Đến 2016, các showroom này được Macalline đánh giá là “Thần phô” - tức là showroom của Thần. Và từ đó, tấm đệm cao su Việt được biết đến nhiều hơn, mang đến giấc ngủ ngon trẻ khoẻ đến với hàng triệu người dân nơi đây.

Nhiều lần tham gia các hội nghị quốc tế, thấy các quốc gia khác có Hội doanh nghiệp hoạt động rất mạnh, đóng góp tích cực vào thành quả kinh tế của hai nước, nhưng Việt Nam lại vẫn chưa có Hội doanh nghiệp chính thức tại thị trường khổng lồ và quan trọng này, trong lần về gặp Thủ tướng - Xuân quê hương 2020, Tiến sĩ Trà My đã tìm đến Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ ngoại giao và rất được ủng hộ. Năm 2021, chị được giao trọng trách làm Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc trù bị và triệu tập đồng thời khuếch trương tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp kiều bào Việt tại quốc gia này, để sớm thành lập chính thức Hội.

Tuy đang hoạt động với tư cách trù bị lâm thời nhưng hiệp hội đã thiết lập được mối quan hệ khá tốt với chính quyền và doanh nghiệp bản địa. Bên cạnh đó, Hội luôn tích cực hỗ trợ ngược về cho doanh nghiệp Việt Nam muốn đặt chân vào thị trường khổng lồ này. Hội hỗ trợ miễn phí từ công tác bảo hộ thương hiệu, đăng ký logo, nhãn hiệu, kết nối các nhà nhập khẩu nước bạn cho doanh nghiệp Việt. Tiến sĩ Trà My dùng tâm huyết xây dựng lên một “Showroom gian hàng quốc gia Việt Nam tại Trung Quốc” và hiện đã có hàng trăm doanh nghiệp Việt đang trưng bày sản phẩm miễn phí tại nơi đây. Đây là nơi có thể đón tiếp toàn bộ người dân và doanh nghiệp Trung Quốc muốn đến đây tìm kiếm nguồn hàng, nguồn sản phẩm Việt.

Tiến sĩ Trà My hy vọng, trong 1 ngày không xa, trên những kệ hàng siêu thị ở quốc gia này, người Việt chúng ta đều tự hào khi nhìn thấy những bao bì hàng hoá thương hiệu Made in Việt Nam được đặt khắp mọi nơi.

leftcenterrightdel
Tiến sỹ Trà My luôn  

Da diết nhớ mùi vị quê hương

Sống xa quê hương, mỗi dịp Lễ tết truyền thống của Việt Nam, mỗi khi trả lời báo đài, hay tham gia các sự kiên, các hội nghị quốc tế hay hoạt động lớn trước công chúng, chị luôn mặc áo dài Việt.

Trong mỗi hoạt động, tôi đều rất tự hào và "khoe" về tà áo Việt, khoe về nông sản Việt, khoe về cà phê Việt, phở Việt.... khoe về Việt Nam quê hương tôi. Tôi khoe với các bạn rằng, phụ nữ Việt Nam chúng tôi là phụ nữ 3D: Dịu dàng - Duyên dáng - Đảm đang" - chị nói.

Trong gia đình, chị Trà My đã truyền tình yêu quê hương Việt đến con gái mình. Từ khi sinh con, từ những câu hát “ầu ơ ví dầu cầu ván đong đưa…” đến những câu chuyện kể trước khi đi ngủ, hay những câu nói giao tiếp hàng ngày, chị đều sử dụng tiếng Việt. Và chị tranh thủ mọi cơ hội để đưa con về Việt Nam.

“Tôi không bao giờ nói chuyện bằng tiếng Trung với con. Khi học mẫu giáo, con từng nói với cô giáo rằng: “Mẹ con là người Việt Nam nên con phải dùng tiếng Việt để nói chuyện với mẹ!””, chị chia sẻ.

Chị Trà My tâm niệm, khi sống xa Tổ quốc thì mỗi người mẹ đều là một cô giáo dạy tiếng Việt, truyền cảm hứng tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ta. “Tôi nghĩ rằng, mỗi công dân Việt khi đặt chân ra khỏi lãnh thổ quốc gia mình, thì mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành xử của họ đều đại diện cho hình tượng đất nước, con người Việt chúng ta”, chị nói.

leftcenterrightdel

Chị Trà My (thứ 2 từ trái qua) cùng với kiều bào Việt Nam tham gia Lễ hội văn hoá tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, tháng 9/2021.

 

Định cư ở phía Bắc Trung Quốc, về vĩ độ vị trí địa lý là ngang với Hàn Quốc, nơi đây rất ít người Việt, Tiến sĩ Trà My khát khao được nói tiếng Việt mỗi ngày, mỗi bài hát Vọng cổ hay dân ca tài tử Nam bộ… đều làm chị bật khóc vì nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân bạn bè.

“Do khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành của Trung Quốc khá xa, nên các anh chị em Kiều bào ở đây ít gặp được nhau. Nhiều khi, chúng tôi rất thèm được nghe 1 giọng hát Việt, thèm được nói 1 câu tiếng Việt, và nhớ lắm mùi vị con cá rô đồng, nhớ đĩa rau muống xào hay những thắt giò lụa đượm mùi nước mắm quê hương… nghe thì có vẻ giản đơn nhưng rất xa xỉ đối với nơi không có vị cơm Việt như khu vực phía Bắc Trung Quốc này”, Tiến sĩ Trà My chia sẻ.

Bảo Anh