Nhạc sĩ An Thuyên

Nhạc sĩ An Thuyên bộc bạch: “Vào năm 1988, tôi được Nhà hát Nhạc Vũ kịch mời viết vở nhạc kịch "Trương Chi" do nghệ sĩ Gia Hội đóng vai Trương Chi, NSƯT Thúy Hà đóng vai Mị Nương.Tứ của bài hát "Ca dao em và tôi" bắt nguồn từ khúc "Aria Trương Chi" mà tôi đã viết cho vở nhạc kịch.Ý đầu tiên của bài là "Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ"là nói về nỗi đau của chàng ca sĩ của dòng sông Trương Chi, khi chàng đi gặp Mị Nương về thì tan vỡ tình yêu, thất vọng giữa một con người lý tưởng và một con người trong đời thực.Hai con người đó ai cũng hình dung về người yêu của mình khác, gặp nhau thì vỡ mộng yêu đương.Tôi ấn tượng với câu nói Mị Nương cứ lặp đi lặp lại là "Hoàng Tử của em đâu, người này không phải là Trương Chi".

“Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng.. Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu”.

Trong vở kịch, khi trở về bến sông,Trương Chi thốt lên "Cắt nửa vầng trăng", đây cũng chính là câu đầu tiên của Aria Trương Chi mà tôi đã viết.Đến năm 1997 thì tôi đã phát triển hoàn thiện cũng như lược bớt đi các yếu tố kỹ thuật để bài hát giản dị và dễ hiểu hơn.Tuy nhiên, tư tưởng chính của bài "Ca dao, em và tôi" là hãy yêu những gì xung quanh mình, những gì cuộc sống mình có, đừng ảo tưởng hão huyền về những điều xa vời,có như thế cuộc đời mới có thể đạt được những ước vọng bình thường. Đấy cũng chính là lối sống và tư tưởng nghệ thuật mà suốt đời tôi theo đuổi. Tôi là người xứ Nghệ. Những điều tôi viết đã ngấm vào tôi từ trong dòng máu. Quê hương,mẹ cha là những người mà ta không bao giờ trả hết nợ. Đó cũng chính là xúc cảm trực tiếp tác động để tôi sáng tác bài hát này một cách liền mạch. Tuy nhiên, tôi cũng là một người thấm nhuần ca dao tục ngữ của cha ông khá nhiều, tôi sắp xếp lại và nói thêm những ý nghĩ của mình vào.Vì thế những hình ảnh trong bài hát rất gần gũi với số đông công chúng cũng là điều dễ hiểu.Chẳng hạn như câu "cắt nửa vầng trăng" cũng là xuất phát từ câu "Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường" (Nguyễn Du).

“Và người con gái tôi yêu nơi làng quê Có ai ngờ, chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên ư ừ…”.

Bài hát này gắn với một sự kiện riêng,đó là việc ngày đầu tiên tôi mua máy tính và cài phần mềm Enco để soạn nhạc.Tôi đã sáng tác luôn trên máy tính và mất khoảng 4 tiếng đồng hồ là hoàn tất mà gần như không phải chỉnh sửa gì thêm.Nếu nói là không thì không đúng.Người đàn ông nào chả có những hình bóng của một người con gái nào đó trong cuộc đời với những mơ mộng,nghĩ suy.Và bản thân mỗi người sáng tác,cho dù ở bất kỳ thể loại nào cũng đều có một nhân vật trữ tình riêng của mình.Tuy nhiên, khi đã trở thành hình tượng nghệ thuật thì nó không còn là của riêng mình nữa.

"Ca dao, em và tôi" cũng có thể coi là một bài hát "thất tình", nói về một mối tình không đến được với nhau (của Trương Chi và Mị Nương) nhưng nó không ảm đạm, nó làm cho con người ta biết sống đẹp hơn, yêu đời hơn, yêu cuộc sống này hơn. Tôi thực lòng cảm ơn họ bởi hơn bao giờ hết, với một nhạc sĩ, điều làm nên hạnh phúc chính là bài hát của mình được khán giả yêu thích.

“Để cùng ngâm khúc ca dao quê mùa, Để nghe tiếng sáo thênh thênh cánh cò”.

 Như tôi đã nói trên,tôi biết thấm nhuần để lẩy ca dao tục ngữ, nên nó gần gũi với số đông cũng là điều dễ hiểu.Tôi đi ra từ khu 4, trong tôi mang đậm tâm hồn của người xứ Nghệ, khi gặp văn hóa Bắc Hà tạo nên một chất xúc tác tạo nên 2 chất liệu âm nhạc được giao thoa với nhau, vừa có sự đậm đà, sâu lắng, "gàn" của chất Nghệ, vừa có sự bay bổng,lãng mạn của chất Bắc.Sự gặp nhau đó tạo nên được nét đa dạng trong âm nhạc.

Ngoài bài "Ca dao, em và tôi",tôi còn viết được nhiều bài khác như "Chú cuội chơi trăng","Du xuân", "Chiều sông Thương"… Nói vậy để biết, bài hát "Ca dao, em và tôi" đã đưa tôi đến gần hơn, nhiều hơn với công chúng nhưng điều quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi là bài hát mang đến một giai đoạn mới tiếp nhận nền văn hóa Bắc Hà, để làm nên một An Thuyên nói giọng Nghệ nhưng chuyển tải được tâm hồn Việt Nam.

Khi viết xong bài hát này, tôi gọi điện cho NSND Thanh Hoa, tôi bảo với Thanh Hoa rằng tôi vừa viết một bài hát khá thú vị, nếu Hoa có thời gian thì sắp xếp để anh em cùng tập với nhau. Thanh Hoa đến ngay và sau khi nghe tôi hát thử thì Thanh Hoa xin mang về nhà nghiên cứu.

“Nào ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng”.

Một tuần sau Thanh Hoa điện lại và nói rằng "Anh ơi, lâu lắm rồi em mới lại có một bài hát trong tay thích như thế này. Em sẽ hát thật hay và thu cho anh, nhưng với một điều kiện là để em công bố trên Đài Truyền hình trước, rồi sau đó anh muốn đưa cho ai hát thì quyền của anh". Tôi đồng ý. Ngay sau đó, trong buổi liên hoan ca nhạc các nước Đông Nam Á,Thanh Hoa đã hát "Ca dao, em và tôi".Thật bất ngờ, ngay sau đó, bài hát đã nhận được nhiều lời khen ngợi.Sau này gặp tôi,Thanh Hoa nói, bài hát đầu mang tới sự thành công cho cô ấy là "Em chọn lối này" và đến "Ca dao em và tôi" lại là một bước ngoặt mới cho Thanh Hoa gây ấn tượng với khán giả.Điều đó cũng làm tôi vui lây, vì thấy mình có ích đối với sự nghiệp của một ca sĩ.
Sau này, Quang Linh, trong một lần ra Hà Nội đến thăm tôi cũng đã hát thử "Ca dao, em và tôi" và bất ngờ hơn là âm giọng Quang Linh hát khá ngọt ngào,bay bổng.Nếu như Thanh Hoa là người có công mở đầu thành công thì người đã hậu biến, làm nó lan tỏa không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài chính là Quang Linh.Sau này có nhiều ca sĩ hát như Thu Hiền, Hương Mơ…và mỗi người đều có một vẻ riêng không trộn lẫn. Tuy nhiên, tôi phải cảm ơn "một người thứ ba" - đó chính là công chúng khán giả, họ đã không chỉ hưởng thụ, cảm nhận mà còn sáng tạo văn hóa. Tôi cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc vì điều đó.

Theo Bài ca đi cùng năm tháng