Trong một lần đi công việc, chúng tôi bắt gặp hình ảnh một quầy bán nước nhỏ trước căn nhà trên đường Phan Xích Long. Tại đây, có bán món nước độc lạ cà phê bơ, đặc biệt người đứng bán là Nguyễn Thị Thu Nguyệt (21 tuổi, quê ở tỉnh Đắk Lắk) luôn mặc trang phục của người dân tộc Ê Đê.

DSC_9593.JPG

Cô sinh viên năm 3 lập nghiệp với quầy cà phê bơ

TẤN ĐẠT

Gọi ly cà phê uống thử và mọi người trong nhóm của chúng tôi có cảm nhận từ vị thơm đắng của cà phê đến độ béo, ngọt của sữa, bơ được hoà quyện lại với nhau.

“Khi uống vào cảm giác rất… hay”

“Bơ không bị người làm giã nhuyễn nên mỗi khi mình uống vào cảm giác rất… hay, tựa như những viên topping trong trà sữa”, một thành viên trong nhóm chúng tôi miêu tả.

DSC_9594.JPG

Sau khi cho sữa và cà phê, nguyên liệu tiếp theo được Nguyệt cho vào ly sẽ là bơ

TẤN ĐẠT

Tại chiếc xe đẩy của Nguyệt, cũng có nhiều người trẻ đứng xếp hàng mua. “Mình ghé quán đã 3 lần, thấy món này uống khá lạ miệng. Sau khi uống vào mình cảm nhận được vị béo của bơ, vị đắng nhẹ của cà phê cùng hương thơm đặc trưng của các nguyên liệu khác. Ngoài ra, hình ảnh cô chủ quán mặc trang phục dân tộc Êđê làm mình thích thú vì rất đặc biệt, ít khi xuất hiện trên các con đường tại TP.HCM”, Nguyễn Gia Bảo (24 tuổi), làm nhân viên văn phòng ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bộc bạch khi ghé quầy của Nguyệt mua ly cà phê bơ.

DSC_9599.JPG

Hòa tan các nguyên liệu lại với nhau

TẤN ĐẠT

DSC_9600.JPG

Thay vì xay nhuyễn trong máy, bơ được Nguyệt giã bằng tay

TẤN ĐẠT

DSC_9608.JPG

Ly cà phê bơ thơm ngon

TẤN ĐẠT

DSC_9616.JPG

Kem muối đặc sệt

TẤN ĐẠT

Theo chia sẻ của Nguyệt, món cà phê bơ của mình gồm những nguyên liệu như: cà phê, sữa đặc, kem muối và bơ tươi. “Bí quyết của mình là dùng sản phẩm có thương hiệu, không dùng nguyên liệu giá rẻ. Bơ, cà phê làm mới mỗi ngày. Đặc biệt hơn nữa là cà phê mình tự làm, rang xay tại nhà bằng công thức gia truyền. Bơ tươi ba mình trồng, không thuốc, không chất bảo quản”, Nguyệt nói.

Đem hình ảnh người Êđê đi khắp mọi nơi

Thu Nguyệt hiện là sinh viên năm 3 của Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM. Từ khi bước vào giảng đường đại học,Nguyệt đã bắt đầu đi làm nhiều công việc như: pha chế, làm bếp, dạy thêm…

Nguyệt nói: “Trước khi bán cà phê bơ mình đã trải qua những tháng ngày sống trong tiêu cực khi gia đình liên tục gặp khó khăn bởi mẹ bị đột ngụy liệt nửa người, ba làm rẫy thất bại liên tục, trong khi đó tiền học phí thì cứ tăng cộng thêm chi phí ăn uống mỗi ngày. Có thời gian, mình đã vùi đầu vào nhiều công việc cùng lúc để kiếm tiền trang trải cuộc sống, khiến cơ thể bị suy nhược".

DSC_9651.JPG

Ngoài thức uống ngon, nhiều người còn thích thú bởi hình ảnh cô gái mặc đồ dân tộc Ê Đê

TẤN ĐẠT

Thấy tình trạng sức khỏe bản thân ngày càng giảm xuống, song chuyện học cứ đè nặng nên Nguyệt đã buông bỏ hết mọi thứ. Tuy nhiên, nỗi khổ, sự khó khăn vẫn hiện diện trước mắt. Cuối cùng Nguyệt quyết định lập nghiệp với xe cà phê… bơ.

DSC_9638.JPG

Nguyệt còn rắc bột ca cao để trang trí ly cà phê bơ

TẤN ĐẠT

“Lúc đầu mình có ý định bán cà phê thôi, nhưng khi thấy bơ ở quê nhà trồng rớt giá, không bán được nên suy nghĩ làm sao để “giải cứu” số nông sản này. Thế là, mình quyết định thử làm món uống có kết hợp cà phê với bơ. Sau khi uống thử mình thấy có vẻ lạ miệng và rất ngon”, Nguyệt kể lại.

DSC_9644.JPG

Người trẻ xếp hàng mua cà phê bơ với giá 18.000 đồng/ly

TẤN ĐẠT

Dù mới bán cách đây chỉ hai tuần, nhưng quầy cà phê bơ của Nguyệt được không ít người yêu thích. “Mình chỉ bán buổi sáng từ 6 - 10 giờ, chiều về còn đi học. Nếu ngày nào học trái buổi thì mình nhờ bạn bán dùm. Mỗi ngày hơn 70 ly cà phê bơ được bán ra. Nếu cứ đà này, doanh thu mỗi tháng mình có được khoảng 12 triệu đồng, đủ để mình trang trải cuộc sống, dành dùm một ít để đóng tiền học phí”, Nguyệt hào hứng nói.

Đôi tay thoăn thoắt làm cà phê bơ cho khách, Nguyệt vẫn không ngừng tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Êđê: “Mình sinh ra ở buôn làng, có rất nhiều bạn bè thuộc dân tộc Êđê. Và mình cảm thấy rất quý mến họ nên muốn đưa hình ảnh người Êđê đến với tất cả mọi người thông qua mô hình xe cà phê bơ này”.

DSC_9652.JPG

Nguyệt hy vọng thương hiệu cà phê của mình sẽ được lan rộng khắp mọi nơi

TẤN ĐẠT

“Dù mỗi ngày mình chỉ ngủ 4 giờ, liên tục hối hả trong việc học và buôn bán nhưng mình cảm thấy trân trọng với những gì hiện diện. Nhờ những khó khăn mà mình mạnh mẽ hơn rất nhiều. Mình hy vọng có thể phát triển thương hiệu cà phê bơ này trong thời gian tới, mở thêm nhiều xe nữa, từ đó "giải cứu" nông sản của Đắk Lắk, đem hình ảnh người Êđê đi khắp mọi nơi”, Nguyệt tâm sự thêm.

Theo Thanh niên