|
|
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình vẫy tay chào những người ủng hộ cách mạng Việt Nam tại Quảng trường Trafalgar của London (Anh), ngày 7 tháng 4 năm 1969. Ảnh: AP |
Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trải qua nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng và là nữ bộ trưởng duy nhất trong cuộc đàm phán 4 bên của Hiệp định Paris kéo dài 5 năm. Nhìn lại cuộc đời hoạt động đấu tranh vì Tổ quốc, vì đồng bào, bà tâm sự:
Trong cuộc đời tôi đã trải qua nhiều nhiệm vụ công tác của Đảng, Nhà nước.
Tuổi trẻ hoạt động trong học sinh, phục nữ cứu quốc. Khoảng năm 1948-1949 tôi là Chủ tịch Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn – Gia Định (TP. Hồ Chí Minh bây giờ).
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Sau Hiệp định Geneve ra Bắc, tôi tham gia Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương. Sau đó tôi tham gia hoạt động trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam, làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ giải phóng, hoạt động đối ngoại làm Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau hòa bình lại làm Bộ trưởng Giáo dục, sau cùng là Phó Chủ tịch nước.
Nhìn lại, tôi thấy mình đã trưởng thành từ các hoạt động trong đoàn thể, từ những cuộc vận động quần chúng, tổ chức đấu tranh chính trị, vận động bãi công, bãi thị. Công tác nào được giao cũng đều khó khăn, đòi hỏi sự phấn đấu. Nhưng nhiệm vụ nặng nề và khó khăn nhất là làm Bộ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Nhưng vì Tổ quốc, vì Miền Nam ruột thịt, tôi phải nhận nhiệm vụ (lúc đó tôi mới 42 tuổi). 5 năm trời ở cuộc đàm phán Paris, xa gia đình, xa con nhỏ, công tác khá căng thẳng, nhưng tôi phải cố gắng ngày hôm sau làm tốt hơn ngày hôm trước.
Các hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời từ cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị đến các cuộc tiếp xúc báo chí để nhằm nêu cao lập trường chính nghĩa của cuộc chiến đấu của nhân dân ta, tố cáo âm mưu, tội ác của địch, đòi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh xâm lược. Đồng thời, tôi và anh chị em trong Đoàn đàm phán đều tích cực đi vận động các nước ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ta.
Nguyên Phó Chủ tịch nước và các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023).
Tôi có thuận lợi là nhận được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của anh chị em trong Đoàn đàm phán. Đồng thời, tôi có danh nghĩa Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam nên tôi cũng được phong trào phụ nữ nhiều nước ủng hộ nhiệt tình.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong các công tác ở ngành giáo dục, nhiều hoạt động xã hội, tôi có được kinh nghiệm những năm trước, nên nói chung làm tốt nhiệm vụ được giao.
Kinh nghiệm lớn của tôi là đối với mọi nhiệm vụ phải luôn luôn cố gắng. Không những là vì nhiệm vụ mà còn phải có tình cảm, đoàn kết với mọi người.
*:last-child]:mb-0" style="margin-bottom: 15px; padding: 20px; border: 0px solid rgb(229, 231, 235); text-align: start;">
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình sinh ngày 26/5/1927 tại Châu Đốc, Sa Đéc, Đồng Tháp. Quê quán: Điện Bàn, Quảng Nam.
Quá trình hoạt động: Tham gia cách mạng từ năm 1946; Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris (1968-1973); Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969-7/1976).
Các chức vụ sau khi làm Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Ủy viên T.Ư Đảng khóa V.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng...