Ảnh minh họa.

Trong một chuyến tham quan các trường mầm non cho con gái, tôi có dịp quan sát những đứa trẻ trên sân chơi. Trong khi leo lên bậc thang cầu trượt, một cậu bé đã vô tình giẫm phải ngón tay của một bé gái khiến bé bắt đầu khóc. Những gì xảy ra tiếp theo khiến tôi kinh ngạc.

Cậu bé 3 tuổi đi đến chỗ cô bé, nhìn thẳng vào mắt cô bé và hỏi: “Cậu ổn chứ? Tôi lấy khăn ướt cho cậu nhé? ”

Cô ấy lau nước mắt, lắc đầu từ chối và cả hai cùng quay lại chơi.

Cô hiệu trường đứng gần đó, thấy tôi ngạc nhiên, cô giải thích: “Chúng tôi không ép bọn trẻ phải nói “xin lỗi”, thay vào đó, bọn trẻ cần hành động cụ thể để thể hiện sự xin lỗi của bản thân.

Đây là một sự khác biệt so với những gì tôi đã từng thấy trong cách giáo dục của nhiều bậc cha mẹ, họ có xu hướng buộc con phải xin lỗi vì hành động sai, dù vô tình hay ác ý.

Phương pháp này gần như vô nghĩa. Những lời xin lỗi qua loa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về tương lai, do ở độ tuổi mầm non, trẻ chưa đủ phát triển về nhận thức và tâm lý để hiểu về sự hối lỗi. Bằng việc ép lời xin lỗi chống chế từ trẻ nhỏ, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội hiếm có để dạy con tính đồng cảm.

Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển bằng cách giải thích rằng hành động của chúng có hậu quả, cho thấy rằng chúng có thể làm điều gì đó để khiến mọi thứ tốt hơn và mô hình hóa cách sử dụng từ “xin lỗi” một cách có ý nghĩa.

Ảnh minh họa.

Để trẻ đối diện với vấn đề

Khi trẻ làm sai, gặp rắc rối, chúng thường có xu hướng chạy trốn. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ trở lại một cách ân cần, giải thích rằng đã vô tình làm đau, làm buồn người khác và kể cả khi không cố ý.

Hành động

Mặc dù những đứa trẻ nhỏ có thể chưa hiểu hết về sự hối hận, nhưng chúng rất giỏi trong việc hành động. Trẻ có thể bắt chước hành động của người lớn một cách nhanh chóng.

Cam kết

Cam kết sẽ không tái diễn hành vi sai trái khác với nói lời xin lỗi suông. Trẻ cần tự đảm bảo sẽ không lặp lại lỗi sai, không bắt nạt bạn bè,… Điều này sẽ dần xây dựng nhân cách trẻ, giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn khi lớn lên.

Cha mẹ cần làm gương cho con

Cuối cùng, phụ huynh cần làm gương cho con để con có thể hiểu rằng luôn phải chân thành trong từng lời xin lỗi và cố gắng hành động tốt hơn. Phụ huynh cần học cách nhận sai khi vô tình làm con buồn và tìm cách giúp trẻ vui vẻ trở lại. Trẻ sẽ học và bắt chước cách hành xử của phụ huynh với bản thân và áp dụng chính cách hành xử này trong cuộc sống về sau.

Một ngày nào đó, trẻ sẽ học cách nói xin lỗi mà không cần nhắc nhở và thực sự thấy hối lỗi, muốn giúp đỡ người khác.

Theo giadinhvietnam