Ảnh minh họa: GettyImages

 

Giao nhiệm vụ

Những nhiệm vụ có thể bao gồm việc học thuộc lòng một bài thơ, viết các chữ trong bảng chữ cái, tô màu một bức tranh hoặc giải một bài toán. Điều này vừa phục vụ mục đích xử phạt đồng thời cũng mang lại cho trẻ một việc có ích để làm.

Hình phạt tập thể dục này sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn. Ảnh minh họa: ST

 

Tập luyện

Đây là một hình phạt mà có thể nhiều trẻ không mong muốn, đặc biệt với những trẻ không thích tập thể dục. Thế nhưng, điều này chắc chắn sẽ dạy cho trẻ biết hậu quả của hành vi sai. Ví dụ, nếu trẻ vẫn để bát đĩa bẩn trên bàn ăn sau nhiều lần được nhắc nhở đi dọn rửa thì phụ huynh có thể phạt trẻ thực hiện 10 lần động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc nhảy dây. Hoặc trẻ nô đùa, chạy nhảy quá nhiều trong nhà không chịu dừng. Hãy phạt trẻ chạy vài vòng quanh sân nhà vào buổi sáng hôm sau. Hình phạt tập thể dục này sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn.

Làm việc nhà

Lập danh sách khoảng 30 công việc nhà như tưới cây, lau bụi bẩn trên bàn, ghế, rửa bắt đĩa… và quy định tính điểm cho từng nhiệm vụ. Ví dụ, tưới cây được 10 điểm, rửa bát được 20 điểm. Và với từng hành vi sai, trẻ phải kiếm được số điểm nhất định để hoàn thành hình phạt.

Đưa ra danh sách các cách xử phạt sáng tạo gấp quần áo, sắp xếp tủ quần áo... trong chiếc lọ hình phạt. Ảnh minh họa: ST

 

Hẹn giờ

Nếu trẻ mất quá nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ, ví dụ như hoàn thành bài tập về nhà, dọn dẹp góc học tập, phụ huynh hãy dùng cách hẹn giờ. Nói với trẻ rằng khi đồng hồ hẹn giờ đổ chuông trước khi trẻ kết thúc nhiệm vụ, trẻ sẽ mất một số đặc quyền như: Không được xem phim hoạt hình trong hai ngày hoặc không được sử dụng đồ chơi yêu thích trong một ngày. Cách này có thể khuyến trẻ kết thúc mọi việc đúng giờ, lâu dần sẽ tạo thành thói quen tốt.

Chiếc lọ hình phạt

Thảo luận với trẻ và đưa ra danh sách các cách xử phạt sáng tạo. Ví dụ như đi đổ rác, dọn rác ở sân, vườn, gấp quần áo, sắp xếp tủ quần áo… Phụ huynh cùng trẻ ghi chúng ra những miếng giấy nhỏ, gấp lại và cho vào lọ. Tới khi con phạm lỗi, hãy yêu cầu con lấy một tờ giấy trong lọ ra và thực hiện theo những gì ghi trong đó. Cách này giúp trẻ biết tận dụng thời gian của mình tốt hơn.

Khu vực cấm

Với những trẻ thường xuyên tranh cãi, thậm chí là đánh nhau với anh, chị em ruột, phụ huynh nên quy định một khu vực cấm tranh cãi trong nhà. Cho trẻ dán những tấm hình hoặc bức hình của các nhân vật mà chúng yêu thích xung quanh khu vực đó. Quy tắc đặt ra là trẻ không được tranh cãi, đánh nhau và phải ôm nhau 5 phút ở khu vực cấm. Khi trẻ và anh, chị em ruột xảy ra mâu thuẫn, chúng sẽ bị phạt ngồi ở khu vực cấm. Điều này có thể giúp trẻ sớm hòa hợp với nhau hơn.

Xử phạt đi ngủ sớm sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa: ST

 

Đi ngủ sớm

Với những trẻ thích chơi và ghét phải đi ngủ sớm thì hình phạt này hẳn có hiệu quả. Vì vậy, nếu trẻ có hành vi sai, phụ huynh hãy nói với trẻ rằng chúng bị cắt giảm thời gian chơi và sẽ phải đi ngủ sớm.

Đảo ngược vị trí

Đảo ngược vị trí bằng cách phạt con làm một trong những việc mà chúng có thể thấy nhàm chán như lau nhà, hút bụi… còn phụ huynh sẽ là người ngồi chơi những trò chơi giải trí. Cách này sẽ giúp trẻ tôn trọng các quy tắc và hành vi tốt.

Anh Thư (Theo Parenting)