leftcenterrightdel
 Năm học 2020-2023, 27 sinh viên bị buộc thôi học do không trung thực trong học thuật. Ảnh:Harvard Crimson.

Theo Harvard Crimson, không ít sinh viên ĐH Harvard phải vật lộn để đạt được điểm trung bình đúng như mục tiêu, đến mức họ chọn con đường trái quy định để đạt điểm như mong muốn.

Xu hướng đó tồi tệ hơn trong vài năm qua. Theo báo cáo được công bố gần đây, năm học 2020-2023, 27 sinh viên bị buộc thôi học do không trung thực trong học thuật. Đây được coi là hành vi có khả năng gây tổn hại cho cả người vi phạm (kết quả bị thổi phồng, từ đó hạn chế sự phát triển kỹ năng) lẫn các sinh viên khác tại Harvard.

Những hành động gian lận không thể tha thứ hay bào chữa, tuy nhiên, theo Harvard Crimson, một số điều đã thúc đẩy sinh viên gian lận, và trường đại học cần giải quyết điều đó.

Nguyên nhân

“Chúng tôi muốn tin rằng hầu hết sinh viên không gian lận vì coi đó là niềm vui, đó chỉ như phương sách cuối cùng của tuyệt vọng. Từ góc nhìn đó, chúng tôi nhận ra áp lực học tập tại ĐH Harvard có thể là nguyên nhân chính”, một đại diện sinh viên cho hay.

Harvard Crimson làm rõ rằng việc gian lận là không tốt, và họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, bởi cứ có một sinh viên thực hiện hành vi không trung thực, thì lại có nhiều người khác thực sự phải đối mặt với áp lực, phải chấp nhận điểm lại thấp hơn hoặc chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Tuy nhiên, việc chống lại sự thiếu trung thực trong học thuật yêu cầu thừa nhận bối cảnh văn hóa - tức đâu là động lực thúc đẩy sinh viên hướng tới việc tối đa hóa điểm số, ngay cả khi phải trả giá bằng việc vi phạm quy tắc danh dự?

27 sinh viên bị buộc thôi học do không trung thực bao gồm lượng lớn sinh viên năm nhất - những sinh viên không có nhiều hướng dẫn từ anh chị khóa trên hoặc chưa đủ thời gian để thích nghi với đại học.

Theo phân tích từ Harvard Crimson, những sinh viên năm nhất giữ suy nghĩ cầu toàn trong học thuật như điểm cao, vượt thành tích, xứng đáng với “mác” sinh viên Đại học Harvard.

Họ từng là “cá lớn trong ao nhỏ” khi học tại phổ thông. Lên đại học, bao quanh bởi những người được cho là xuất sắc, sinh viên năm nhất dễ cảm thấy khó chịu về khả năng của bản thân. Hội chứng “kẻ mạo danh” và khao khát được chứng minh xuất hiện.

Đối mặt với những áp lực như vậy, một số sinh viên có thể dùng đến gian lận để chứng minh giá trị của mình.

leftcenterrightdel
 Harvard Crimsonchỉ ra tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm giải trình cá nhân và chính sách là điều quan trọng. Ảnh:Harvardmagazine.
 

Giải quyết

Hệ thống chấm điểm đạt hoặc không đạt trong kỳ học đầu tiên của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - ĐH Harvard) buộc sinh viên phải dần thích nghi với các tiêu chuẩn đại học trước khi chuyển sang chấm điểm tiêu chuẩn vào năm học thứ 2. Điều này có thể giảm căng thẳng cho sinh viên năm nhất, từ đó giảm nguy cơ gian lận.

Nếu ĐH Harvard thực sự lo ngại về việc các sinh viên năm nhất cảm thấy bị đẩy đến việc không trung thực trong vòng vài tháng sau khi nhập học, việc nhân rộng mô hình của MIT có thể mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, ngay cả khi việc thiếu trung thực gây ra nhiều tác hại, xu hướng cầu toàn trong học thuật nên là điều phải giải quyết trước. Harvard Crimson cho rằng một nền văn hóa cạnh tranh sẽ khuếch đại những bất bình đẳng đã tồn tại một cách tự nhiên.

Ví dụ, sinh viên FGLI có thể gặp khó khăn nhiều hơn trong các khóa học yêu cầu kiến thức trung học cơ bản - chủ yếu là các môn học STEM với các bộ bài tập để kiểm tra việc học. FG là cụm từ chỉ các sinh viên đến từ các gia đình không có truyền thống học đại học, và họ là thế hệ đầu tiên được học lên cao, LI chỉ có sinh viên đến từ gia đình có thu nhập thấp.

Dù cần phải đo lường sự phát triển và học tập trong các khóa học, việc lạm dụng các công cụ đánh giá với hệ thống chấm điểm cứng nhắc có thể gây áp lực không đáng có cho sinh viên.

Điều này có thể giải thích cho việc các trường hợp gian lận xuất hiện nhiều hơn ở các ngành khoa học mà các khóa học STEM - chiếm hơn 85% - lớn hơn nhiều so với các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Để giải quyết vấn đề đó, các khóa học STEM có thể thay đổi từ trên xuống. Khi áp lực phải đạt thành tích tốt trong các kỳ thi, đồng thời bộ đề STEM vượt qua bất kỳ động cơ học tập có ý nghĩa nào, thì mục đích học tập của sinh viên chắc chắn bị ảnh hưởng.

ĐH Harvard và cá nhân giảng viên nên cân nhắc nhiều hơn vào các biện pháp đánh giá thay thế, nhấn mạnh vào sự phát triển và tổng hợp kiến thức. Hoặc có thể khuyến khích các chính sách khác, như giảm bớt các vấn đề đặt ra, định hướng lại động lực hướng tới chủ nghĩa hoàn hảo của sinh viên.

Nhìn chung, văn hóa siêu cầu toàn trong học thuật tại ĐH Harvard chỉ ra nỗi sợ thất bại mãnh liệt, khiến sinh viên không dám chấp nhận rủi ro. Ngay trong năm đầu tiên, nhiều sinh viên cố tình đăng ký các môn học dễ đạt điểm A, từ đó việc học ít khó khăn hơn.

Những hiện tượng như cầu toàn bằng mọi giá, lạm phát điểm, sợ thất bại khó bị thay đổi bởi các chính sách của trường đại học. Tuy nhiên, các chính sách nên được thay đổi ngay bây giờ, thay vì muộn hơn.

Harvard Crimson chỉ ra tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm giải trình cá nhân và chính sách là điều quan trọng.

Các giáo sư không cần phải cơ cấu lại các khóa học với ưu tiên ngăn chặn sự thiếu trung thực trong học thuật, họ nên ưu tiên cho sức khỏe của sinh viên và việc học tập có ý nghĩa - những mục tiêu không được đáp ứng bởi các chính sách nghiêm ngặt.

Mặt khác, các bài tập nên được khuyến khích phản ánh sâu hơn, thay vì tóm tắt các bài đọc đều là những cách đáng để thử. Cuối cùng, sinh viên nên thay đổi, cho phép bản thân chấp nhận rủi ro ngay cả bên ngoài phạm vi trung thực trong học tập.

Theo zingnews