Đừng nên làm hết tất cả mọi việc thay trẻ, kể cả quyết định bé phải ăn gì. Chính vì thế, các nhà tâm lý, chuyên gia nghiên cứu về giáo dục trẻ nhỏ luôn đồng hành cùng phụ huynh để sớm tìm ra những điểm sai đó, giúp hành trình nuôi dạy trẻ trở nên hạnh phúc và thành công hơn.
Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến mà khá nhiều cặp cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ một đứa trẻ.
1. Ra quyết định hộ con
Hãy cho con thời gian để đưa ra quyết định, lựa chọn cho chính bản thân trẻ. Khi chúng ta không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình, chúng ta thường bị căng thẳng, lo lắng. Vì thế đừng ép buộc con, giới hạn lựa chọn của chúng. Thay vào đó hãy khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định của chính mình và luôn có mặt bên cạnh chúng để hướng dẫn con đi đúng hướng.
2. Phê bình và so sánh
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của con và dẫn đến việc trẻ không thể vui mừng trước những thành tích của bản thân.
Các chuyên gia về nuôi dạy trẻ nhỏ tin rằng các cụm từ bắt đầu bằng "tại sao con lại như vậy?", "tại sao con không thể giống như...?" có thể làm hủy hoại tâm lý vô tư của trẻ mà chúng cần mất rất nhiều thời gian để phục hồi.
3. Không để trẻ mắc lỗi
Chúng ta học được rất nhiều bài học cuộc sống từ việc phạm phải sai lầm của chính bản thân. Khi chúng ta cố gắng bảo vệ con cái tránh phạm phải những sai lầm đó đồng nghĩa với việc đã cướp mất cơ hội để chúng đối mặt với những hậu quả của sự lựa chọn, hành động.
Vì vậy, nếu muốn ngăn chặn con gây rối, hãy thử nghĩ về những điều tốt đẹp sẽ đến trong sai lầm để dạy cho bé những bài học giá trị.
4. Nói nhiều hơn nghe
Khi nuôi dạy con cái, lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà cha mẹ nên có. Đôi khi chúng ta vội vàng dạy con một bài học khi có chuyện gì xảy ra mà quên lắng nghe ý kiến của chúng.
Hãy trở thành một người cha mẹ biết lắng nghe như là dấu hiệu của tình yêu và sự hỗ trợ. Sau đó hãy khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề theo cách hợp lý nhất.
5. Giúp trẻ trốn tránh trách nhiệm
Một số cha mẹ cho rằng tuổi thơ của con chỉ nên vui vẻ và họ quyết định giúp con tất cả những công việc gia đình, dù là nhỏ nhặt nhất. Trong thực tế, khuyến khích trẻ làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi giúp chúng trở thành những người sớm có trách nhiệm hơn.
6. Đặt nặng vấn đề học tập
Điểm kém và các vấn đề ở trường học không phải lúc nào cũng là kết của của việc con bạn lười biếng, kém cỏi hay có tài.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ nhỏ gây nên các vấn đề học tập. Cha mẹ không nên bỏ qua những thứ đó và chỉ tập trung vào kết quả học tập.
7. Mong đợi sự hoàn hảo
Điều này khá phổ biến khi cha mẹ trao cho con những điều tốt nhất và hy vọng nhận lại sự hoàn hảo từ trẻ. Tuy nhiên, những kỳ vọng quá cao có thể gây ra các vấn đề không mong muốn.
Điều đầu tiên, chúng ta cần nhận ra rằng trẻ có thể không làm tốt nhất mọi việc. Thay vì thúc đẩy con luôn cố gắng làm tốt hơn những người khác thì hãy chú ý tới những thành tích mà trẻ đã đạt được và giúp bé cải thiện những điều chưa làm được.
8. Làm hộ những việc mà trẻ có thể tự làm
Để trẻ tự làm việc của mình là cách giúp chúng trưởng thành độc lập và quyết đoán. Hãy thử:
- Viết ra tất cả những điều bạn đã làm cho con trong tuần.
- Cuối tuần xem lại danh sách đó và xem những việc gì mình nên ngừng làm cho con.
- Khoanh tròn những việc mà mình chỉ nên làm 1 phần, phần còn lại hãy để trẻ tự làm.
- Giúp trẻ làm những công việc mà mình nên làm.
9. Không thực hiện những điều mà mình bắt trẻ phải làm
Không có cách nuôi dạy con nào tốt hơn việc chính bản thân cha mẹ làm gương cho các con. Việc mắc lỗi và đổ lỗi cho những người khác chỉ khiến cho đứa trẻ cảm thấy cha mẹ không nhất quán trong việc dạy dỗ chúng. Vì thế chính bản thân chúng cũng không đủ can đảm để thừa nhận những sai lầm của chính bản thân mình.
Chi Chi