Khách tham quan chuyên đề trưng bày tại buổi khai mạc - Ảnh: L.ĐIỀN

Chuyên đề trưng bày cũng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày thống nhất đất nước, được bảo tàng lên kế hoạch sưu tầm tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, phối hợp nghiên cứu với các bảo tàng bạn như Đắk Lắk, An Giang...

Triển lãm giới thiệu hơn 150 hiện vật và hình ảnh tư liệu được tổ chức thành 4 tuyến nội dung, cũng chính là 4 nhiệm vụ công tác chính của phụ nữ Nam Bộ trong chiến dịch Hồ Chí Minh: Chính trị - phụ vận; Vũ trang chiến đấu; Giao liên - tình báo - điệp báo; Phục vụ chiến đấu.

Người xem đến với triển lãm không chỉ được xem lại những hình ảnh hiện vật từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh như chặng cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ở đây còn có những hình ảnh, tư liệu về phụ nữ Nam Bộ trong chiến dịch Mậu Thân - được hiểu như một bước diễn tiến có tính nhân quả để chiến dịch Hồ Chí Minh ra đời, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm.

Triển lãm tại số 200 - 202 Võ Thị Sáu, mở cửa đến ngày 30-9-2021.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Chiếc máy đánh chữ của bà Nguyễn Thị Phương

Đèn chông của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hương (1924 - 2009)

Nữ thanh niên xung phong miền Tây Nam Bộ vận chuyển lương thực và vũ khí

Phụ nữ Hậu Nghĩa may cờ phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh

Nữ du kích Mộc Hóa luyện tập chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh

Theo tuoitre