Nếu gặp cùng lúc cả hai vấn đề sức khỏe tâm thần và học tập mà không có cách giúp con cân bằng thì con không học được. Vì thế, cha mẹ nên cân nhắc chọn kiến thức cứng, kỹ năng mềm hay các giá trị trải nghiệm mà con cần có trong cuộc đời, qua đó phân bổ thời gian hè trở thành thời gian thực sự bổ ích cho con.

Ở Nhật có cả phương pháp “tắm rừng” tức là đắm mình ở không gian với thiên nhiên, cân bằng tinh thần thúc đẩy sáng tạo, cá nhân thoát khỏi guồng quay của những việc phải làm và thực sự có thời gian nhìn lại bản thân mình. Qua đó, xác định được hướng đi của mình trong thế giới vận hành liên tục.

Hè là dịp để trẻ gắn kết hơn với các thành viên gia đình qua các hoạt động vui chơi, thư giãn - ẢNH: Đ.MINH
Hè là dịp để trẻ gắn kết hơn với các thành viên gia đình qua các hoạt động vui chơi, thư giãn - Ảnh: Đại Minh

Quan trọng, chúng ta cần hiểu về cơ bản, tất cả học sinh đều đã trải qua năm học nhiều biến động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chịu tổn thương về mặt tinh thần nên phải cố gắng bù đắp bằng cách cho con cơ hội kết nối với bạn bè hay kết nối với những thành viên trong gia đình. Không nhất thiết phải đi tìm những khóa học kỹ năng được quảng bá rầm rộ ở trên mạng mà có thể thiết kế những hoạt động để các thành viên trong gia đình ở cùng một không gian mà mọi người thấy thư giãn, được kết nối và có thể chia sẻ với nhau về mặt cảm xúc. Điều này cũng giúp các con cân bằng lại, giúp các con cảm thấy bản thân mình được hỗ trợ, các thành viên trong gia đình hiểu mình…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không phủ nhận hè là thời gian có thể giúp cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau, bắt kịp với bạn học để bắt đầu năm học mới. Nếu tốc độ tiếp thu của con bị chậm cần phân phối thời gian cho con học với khối lượng vừa phải, cân đối hoạt động trí óc với hoạt động thể chất, hoạt động tập trung cho đứa trẻ thích ứng với tốc độ và nhịp học. 

PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, 

Trường đại học Giáo dục - Ðại học Quốc gia Hà Nội)

Theo phunuonline.com.vn