Unilever anh 1

Trước thực trạng vấn đề về sức khỏe tinh thần ở trẻ em ngày càng phức tạp, chiến dịch “Gieo yêu thương, Ươm mầm hạnh phúc” thực hiện 2 podcast gợi mở nhiều điều đáng quan tâm cho cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con thành đứa trẻ hạnh phúc. Chương trình được tư vấn bởi các chuyên gia tâm lý, trẻ em gồm: Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, tiến sĩ tâm lý học Tô nhi A và thạc sĩ tâm lý Nguyễn Tú Anh.

Những yếu tố tạo nên đứa trẻ hạnh phúc

Mong con hạnh phúc là nguyện ước của tất cả bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hạnh phúc của trẻ không chỉ định hình trong một tương lai ổn định. Vậy điều gì tạo nên hạnh phúc cho một đứa trẻ?

Trong tập podcast đầu tiên với chủ đề “Nỗi lo sức khỏe tinh thần ở trẻ em sống tại đô thị lớn”, tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A đã đưa ra các phương pháp nuôi dạy con hạnh phúc cũng như tránh những chiếc “bẫy” trên hành trình khó khăn này.

Theo tiến sĩ, hạt mầm hạnh phúc của con trẻ cần được tưới tắm bởi tình yêu thương của cha mẹ. Tuy nhiên, yêu thương con cần đúng cách với sự hiểu biết. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ niềm hạnh phúc của một đứa trẻ được cấu thành bởi 3 yếu tố. Cụ thể gồm: Sức khỏe tinh thần đảm bảo, sức khỏe thể chất được duy trì và luôn sạch khuẩn cùng một môi trường trải nghiệm an toàn khi trẻ được gần gũi thiên nhiên, tham gia nhiều hoạt động kết nối.

Unilever anh 2

Tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A là khách mời trong podcast “Nỗi lo sức khỏe tinh thần ở trẻ em sống tại đô thị lớn”.

Yêu thương đúng cách để ươm mầm hạnh phúc

Hiểu cách yêu thương con để gieo hạt mầm hạnh phúc đúng cách là bước đầu để tạo cho con một tuổi thơ hạnh phúc.

“Phụ huynh sẽ cần lưu ý đến những nguyên tắc: Luôn đối thoại với con, đưa ra những yêu cầu phải vừa sức trẻ ở cả mức thể lý, tâm lý và đừng bao giờ nghĩ con mình là một đứa trẻ bé bỏng. Thực tế, trẻ luôn có những nhu cầu mới thay đổi mỗi ngày”, tiến sĩ Tô Nhi A nói thêm.

Với nhiều năm hoạt động trong Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, bà Thanh Hòa đã có chia sẻ chân thành trong podcast “Yêu thương đúng cách để ươm mầm hạnh phúc cho con”. Bà cho biết: “Đã là cha mẹ thì chúng ta phải học. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đi kèm sự nỗ lực để hành trình nuôi dưỡng con hiệu quả hơn”.

“Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đặt ra các mục tiêu dài hạn như mong con có những phẩm chất bình tĩnh, biết thương người... từ đó có biện pháp giáo dục con phù hợp để đạt mục tiêu đó. Không thể nuôi một đứa trẻ mà không cần biết sau này con mình như thế nào”, bà Thanh Hòa nói.

Unilever anh 3

Gieo hạt mầm hạnh phúc đúng cách là bước đầu để tạo cho con một tuổi thơ hạnh phúc.

Đồng cảm với những phụ huynh lần đầu làm cha mẹ, thạc sĩ Tú Anh đưa ra lời khuyên: “Hãy yêu thương con đúng cách và dạy dỗ con theo cách kỷ luật tích cực. Yêu thương con đúng cách là dành cho con thời gian chất lượng khi có thể và dành trọn vẹn sự quan tâm và tâm trí mỗi khi ở bên con. Kỷ luật tích cực nghĩa là dạy những điều con cần cho sự phát triển và lớn khôn hoàn thiện trong tương lai: Kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kiến thức cuộc sống, cách hành xử văn minh và bất kỳ nhận thức nào mà con cần”.

Theo thạc sĩ Tú Anh, khi nhận thấy vấn đề ở con, phụ huynh đừng hỏi: “Phải làm gì để con chấm dứt ngay hành vi đó?”, mà hãy nghĩ về: “Tôi cần thay đổi gì ở mình và bối cảnh hiện tại để giúp con phát huy được những kỹ năng và hành xử tốt hơn?”.

“Tôi nghĩ rằng khi cha mẹ thay đổi góc nhìn và cách tiếp cận, chúng ta có thể có được nhiều lựa chọn tích cực hơn”, thạc sĩ nhấn mạnh.

Hành trình con trưởng thành là quá trình phát triển toàn diện trí lực, thể lực và tinh thần cùng những kỹ năng xã hội. Đó cũng là hành trình “trưởng thành” của cha mẹ như thạc sĩ Tú Anh chia sẻ.

Đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình khó khăn này, công ty Unilever mang đến chương trình "Gieo yêu thương, Ươm mầm hạnh phúc" cùng 2 podcast “Nỗi lo sức khỏe tinh thần ở trẻ em sống tại đô thị lớn” và “Yêu thương đúng cách để ươm mầm hạnh phúc cho con”. Thông qua việc lắng nghe những phương pháp giáo dục để giúp con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc, các bậc phụ huynh có thể thay đổi góc nhìn và cách tiếp cận để nghề làm cha mẹ hiệu quả hơn.

Theo Zing