Huy sinh ra trong gia đình đông con. Từ nhỏ, Huy được tiếng ngoan ngoãn. Người lớn cho quà, Huy không dám nhận. Bố mẹ đi chợ mua bánh về, cho món gì, Huy cầm món đó, nếu hết quà thì thôi. Lúc đầu, nhiều người trong gia đình và hàng xóm bảo đó là cậu bé ngoan, nhưng dần dà mọi người cảm thấy lo, vì Huy khá kỳ lạ.

Ở quê hồi xưa, người lớn thường đi may đồ cho trẻ con mặc đón tết. Thường thì mẹ Huy sẽ kết thúc việc may đồ cho khách vào thời điểm 23, 24 tết, sau đó mới đến lượt may áo mới cho con cái trong nhà. Có năm gấp gáp quá không kịp may thì đêm 30 tết hay sáng mùng Một, Huy mới thấy chiếc áo mới của mình. Huy chưa bao giờ giận dỗi và đòi hỏi như các anh chị.

Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Con trẻ rất cần những cái ôm của cha mẹ - ảnh mang tính minh họa: JCOMP

 

Sau này lớn lên, nhớ lại, Huy tự hỏi: “Phải chăng lúc ấy mình đã cư xử cao thượng?”. Huy hỏi rồi bật cười, vì thật sự, Huy biết mình nhút nhát, không dám bày tỏ mong muốn như bao nhiêu trẻ con khác. Trẻ con ít nghĩ sâu xa hay cố làm ra những điều tạm gọi là hy sinh, cao thượng. Có chăng đó là sự rụt rè đến mức chậm chạp và nhút nhát đến mức đợi ban phát.

Huy không nghĩ mình có vấn đề hay có tổn thương nào trong quá khứ, cho đến một ngày anh quyết tâm tìm hiểu, lý giải những gì xảy ra trong cuộc sống và lý giải những cảm nhận mà mình nếm trải. Anh nhớ lại từng khoảnh khắc và cột mốc trong quá khứ, để rồi giật mình nhận ra đứa trẻ bên trong anh luôn hiện hữu sự bất ổn. Đứa trẻ ấy thèm khát những cái ôm, sự quan tâm, mà trong quá khứ, ba mẹ anh cùng những người thân đã không thể hiện.

Trong gia đình, Huy là con thứ 5 và còn thêm 2 đứa em nữa. Những hôm nhà xiêu vách dột vì mưa bão, trong khi các anh chị em tìm cách được nằm kế cận hoặc chen giữa ba mẹ, thì Huy sẵn sàng co mình ở góc ván. 

Khi ngồi tâm sự với chúng tôi, Huy chia sẻ rằng, thật buồn cười khi một người đàn ông hơn 30 tuổi nói với ai đó rằng anh ấy cần những cái ôm và sự quan tâm. Huy cảm thấy đứa trẻ tổn thương trong anh sẽ ngày càng lớn nếu anh không nói ra và tìm cách chia sẻ hoặc chữa lành.

Huy nói, cho đến thời điểm này, anh vẫn chưa tính chuyện lập gia đình. Bởi anh chưa đủ tự tin và cảm thấy tự nhiên để ôm một ai đó hoặc để ai đó ôm mình. Anh chưa thể vượt qua mặc cảm từ sự thiếu thốn những cái ôm của người thân trong quá khứ.

Đã có rất nhiều khảo sát và nghiên cứu về giá trị của những cái ôm. Trên thế giới, người ta cũng chọn ngày 13/2 hằng năm là ngày Ôm miễn phí (Free hug day).

Phong trào ôm miễn phí đã và đang lan tỏa khắp thế giới với nhiều mục đích và thông điệp nhân văn, tốt đẹp. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ những đứa trẻ hoặc những người trưởng thành chịu tổn thương, thiếu thốn tình cảm mới thật sự khao khát những cái ôm từ người khác.

 

Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Những đứa trẻ càng thiếu tình yêu thương càng khát khao được ôm ấp - ảnh mang tính minh họa: JCOMP

 

Nếu như Juan Mann không rơi vào trạng thái tình cảm, cô đơn đến cùng cực, thì có lẽ, anh chàng đã không trở thành người tiên phong cho phong trào “free hug” khắp thế giới. Và nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy những đứa trẻ bị bỏ rơi trong các trung tâm bảo trợ xã hội luôn đeo bám bạn, chìa tay về phía bạn để được bạn ôm, bạn sẽ hiểu sự ấm áp và giá trị của những cái ôm.

Trở lại câu chuyện của Huy, anh khẳng định rằng, sau này nếu lập gia đình, có con, anh sẽ ý thức hơn việc chủ động trao cho con những cái ôm. “Tôi sẽ chủ động kéo những đứa trẻ, là đứa con nhút nhát nhất vào vòng tay mình. Để những đứa trẻ.

Theo phụ nữ TPHCM