leftcenterrightdel
 TopDev dự báo, thị trường nhân lực công nghệ thông tin sẽ sôi động trong thời gian tới.

Công nghệ thông tin đang ngày càng phổ biến trên tất cả lĩnh vực của đời sống, với big data, công nghệ đám mây (cloud) và chuyển đổi số... Theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về công ty công nghệ số Việt Nam của Chính phủ, đến năm 2025, Việt Nam dự kiến có 70.000 công ty công nghệ số với 1,2 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực này. Xếp hạng chỉ số công nghệ và đổi mới của Việt Nam được kỳ vọng nằm trong top 3 khu vực ASEAN và top 70 trên thế giới.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số; phát triển 1,5 triệu nhân lực; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 20% tăng trưởng GDP; xếp hạng chỉ số công nghệ và đổi mới của Việt Nam nằm trong top 2 khu vực ASEAN và top 50 trên thế giới.

Nhu cầu nhân lực IT tăng mạnh trong 5 năm tới

Báo cáo của TopDev - nền tảng tuyển dụng chuyên IT tại Việt Nam, cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tính đến quý I, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần.

Sinh viên công nghệ thông tin của trường được trải nghiệm các môn học thực hành, xây dựng ý tưởng và tư duy khởi nghiệp.

Theo TopDev, sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Tuy nhiên hiện chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cũng từ đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung đào tạo ngành công nghệ thông tin thông qua Dự thảo Định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông đến năm 2021.

Hiện Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng doanh thu ước tính khoảng 126 tỷ USD, theo Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhờ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và chiến lược chuyển đổi số quốc gia rõ ràng từ, chi phí cạnh tranh, cơ sở hạ tầng tốt, các khu công nghệ cao của Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Cũng theo khảo sát của TopDev, những lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển hiện nay gồm AI và Cloud, Fintech, thương mại điện tử...; với các công nghệ DevOps và Cloud, Big Data, Data Science, Machine Learning, Artificial Intelligence...

Đại học Australia đáp ứng nhu cầu thị trường

Là một trong những trường đại học hàng đầu tại Australia, có trụ sở đặt tại Sydney, Đại học Công nghệ Sydney (UTS) hướng đến chú trọng đào tạo ngành công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động lĩnh vực công nghệ thông tin. Đại diện UTS cho biết, môi trường giáo dục phải là nơi nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp cho sinh viên công nghệ. Đồng thời, trang thiết bị của trường phải hiện đại, đem đến trải nghiệm sáng tạo mới mẻ cho người học.

Cụ thể, UTS chú trọng đầu tư khu Data Arena trở thành nơi trình chiếu ý tưởng định dạng 3D góc quay 360 độ và tương tác, với dữ liệu như phim bom tấn. Trong khi khu Protospace giúp sinh viên hiện thực hoá mọi ý tưởng bằng mọi chất liệu tại trung tâm sản xuất và in 3D tân tiến tại Australia. Cùng với đó là khu Hive Super Lab rộng lớn với sức chứa cho 270 dự án, thí nghiệm cùng lúc.

leftcenterrightdel
Phòng Lab Đại học Công nghệ Sydney được trang bị nhiều máy móc hiện đại, có sức chứa đến 270 dự án, thí nghiệm cùng lúc. 

Nguyễn Hữu Khang, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học Công nghệ Sydney chia sẻ, bên cạnh trang thiết bị, phòng ốc khang trang, hiện đại, chương trình đào tạo tại UTS còn góp phần xây dựng tư duy khởi nghiệp cho sinh viên. "Môn học yêu cầu mình thiết kế ứng dụng website cho một doanh nghiệp cụ thể. Mình bắt đầu ý tưởng từ con số 0 cùng thầy hướng dẫn nhưng không ngờ lại được ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp trên thực tế, giúp mình tự tin bản thân có thể tạo ra sự thay đổi cho nơi mình đang sống", Hữu Khang tâm sự.

Ngoài ra, trường còn có nhiều hoạt động thực tiễn cùng các môn học liên quan để thúc đẩy đam mê công nghệ của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên quan tâm đến chế tạo robot sẽ được học thêm về cơ khí, điện và khoa học máy tính qua chuyên ngành cơ khí và cơ điện tử, kỹ thuật điện. Trường cũng có ngành Kỹ thuật dữ liệu, Kỹ thuật điện tử, đào tạo về Internet of Thing (IoT) - công nghệ được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, hỗ trợ tự động điều khiển, vận hành hiệu quả. Trong khi đó, sinh viên đam mê công nghệ thông tin còn có thể học thêm xu hướng xe tự động, xe không người lái, với sự góp sức của máy học (machine learning), IoT và điện toán đám mây qua chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm.

Là một trong những trường đại học hàng đầu tại Australia, Đại học Công nghệ Syney được xếp hạng thứ 9 thế giới trong nhóm trường đại học trẻ dưới 50 tuổi (The Young University 2021), Top 150 trường đại học tốt nhất thế giới (The World University Rankings 2022). Còn riêng ngành Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, trường đứng thứ 16 thế giới xếp hạng của Subject Rankings 2021, theo Shanghai Ranking; đứng thứ 9 về chất lượng đào tạo tại Australia và top 125 thế giới theo xếp hạng The World University Rankings by Subject 2022.

Đại diện trường cho biết, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đứng thứ 5 tại Australia, đứng thứ 62 trên thế giới, theo QS Graduate Employability Rankings 2022 (QSGER) - xếp hạng những trường đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới, do Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh công bố.

Theo vnexpress