Mô hình giáo dục tiên tiến ngày càng cần thiết với trẻ em

150 năm trước, chỉ có chưa đầy 20% dân số thế giới đạt mức giáo dục cơ bản. Đến nay, đã có tới 80% số người trên thế giới được tiếp cận với giáo dục cơ bản. Đây có lẽ là cuộc cách mạng quan trọng nhất mà nhân loại từng đạt được.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, mô hình giáo dục này đang dần trở nên lỗi thời và là cản trở loài người đạt được những mục tiêu cao hơn. Thực tế này đã buộc nhiều nước tiến hành cải cách sâu sắc trong giáo dục. Ba trong số những điểm nổi bật nhất mà các quốc gia này tiến hành là tăng cường tính linh hoạt trong giáo dục, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng giáo viên.

Tăng cường sự linh hoạt đang là một trọng tâm phát triển của hệ thống giáo dục mới, đặc biệt khi hệ thống giáo dục truyền thống đang tỏ ra cứng nhắc và khuôn mẫu.Linh hoạt trong giáo dục

Nền giáo dục cổ điển đặt nặng tính đồng nhất, trong khi đánh giá thấp tính cá thể của học sinh. Trong khi đó, một xã hội đa dạng sẽ đòi hỏi họ phải tự thích ứng và đưa ra lựa chọn khác nhau để tồn tại và thành công. Do đó, nhà trường và giáo viên cần linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy, cung cấp cho học sinh công cụ cần thiết để theo đuổi đam mê của mình.

Chuyên gia về giáo dục, Tiến sĩ Triết học thuộc Đại học Sheffield (Anh) Alec Patton đã chia sẻ về nhu cầu của học sinh trong thế kỷ 21: “Các em muốn di chuyển nhiều hơn thay vì phải ngồi lì trong lớp. Các em nghĩ rằng, thước đo cho sự thành công không chỉ nằm ở các bài kiểm tra, mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực hành. Giáo án cũng cần có nội dung cụ thể và có chiều sâu, thay vì chỉ diễn giải một cách hời hợt”.

Bên cạnh đó, việc các chủ đề giảng dạy thường khép kín, cùng cách truyền tải thông tin một chiều càng khiến cho tương tác giữa giáo viên và học sinh trở nên khó khăn hơn. Điều này mâu thuẫn với chủ nghĩa tương đối, khi mà ở xã hội thông tin hiện nay, một hiện tượng có thể được giải thích bằng vô số cách khác nhau. Ông Patton nhấn mạnh: “Các trường nên dạy học sinh cách suy nghĩ nghiêm túc. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc khuyến khích các em đặt câu hỏi”.


Tăng cường tính cạnh tranh
Một trong những ngôi trường tiên phong trong thực hiện cải cách này là Trường Khảo sát được nhà giáo dục Sal Khan thành lập ở California. Trong nhiều năm, trường không có các khóa học riêng biệt, cũng không có giáo viên đứng trước các em học sinh ngồi nghe giảng. Học sinh là người quyết định nội dung và cách giảng dạy, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em trong quá trình đó.

Một trọng tâm khác của phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đứa trẻ, chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào các kỹ năng cơ bản thường được sử dụng như một thước đo thành công. Theo đó, nhà trường sẽ phải dành thời gian và cơ sở vật chất cho các hoạt động nghệ thuật, nhạc và thể chất như là một yếu tố then chốt trong giáo dục.

Trong thập niên qua, trọng tâm này đã được chú trọng phát triển tại nhiều nước như Chile, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Mexico và Singapore. Những người trẻ tuổi giờ còn được rèn luyện về mặt nhận thức, phát triển tính cách xã hội, cũng như phẩm chất lãnh đạo.

Là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục, Singapore cho rằng đào tạo tâm lý và con người cần đóng vai trò trụ cột trong việc xây dựng một thế hệ trẻ cho tương lai. Theo đó, thanh thiếu niên thế kỉ XXI phải thấm nhuần tầm quan trọng của các giá trị về sự đoàn kết hợp tác, cũng như tinh thần làm việc kiên cường bền bỉ, biết cách vượt qua thất bại và làm chủ bản thân.

Quan trọng hơn, nền giáo dục Phần Lan đề cao tinh thần làm việc tập thể, vượt lên trên những ganh đua cá nhân. Chính quyền quốc gia này cũng đã đầu tư mạnh mẽ và có hệ thống để cải thiện sự công bằng trong giáo dục. Tại đất nước Bắc Âu này, giáo viên là một nghề nghiệp thực thụ, khi những người “gõ đầu trẻ” luôn phải có bằng cấp cao và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp.Trong khi đó, Phần Lan, quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu, đã sớm kết hợp nhiều mô hình dạy học hướng tới rèn luyện tính cách cho học sinh như hợp tác trong học tập, chia sẻ lãnh đạo và giáo dục dân chủ. Những đổi mới này đã làm cho chương trình học của sinh viên trở nên phong phú và sinh động hơn, cũng như chuẩn bị cho họ những hành trang cần thiết trước khi bước ra khỏi cánh cổng trường.

Nâng cao nghiệp vụ giáo viên

Một mô hình giáo dục phức tạp và tiên tiến đòi hỏi các giáo viên phải được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức vững vàng và luôn sẵn sàng đứng lớp.

Hiện nay, việc đào tạo thường xuyên của giáo viên được thực hiện bởi một số quốc gia có nền giáo dục phát triển, chẳng hạn như Học tập Khảo cứu ở Mỹ, Giấc mơ ở Ấn Độ, Giáo dục Khoa học liên ngành ở Chile và khóa Huấn luyện Giám đốc tại Singapore. Các khóa học như vậy diễn ra liên tục và thường xuyên, nhằm rèn giữa lại chuyên môn cho những người đứng lớp và biến nghề giáo trở thành một nghề nghiệp “thực thụ”. Điều này đảm bảo rằng thế hệ trẻ sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tốt nhất, qua đó phát huy tối đa tiềm năng của mình để xây dựng tương lai.

                                                  Theo Thế giới và Việt Nam