“Nhớ nhà” có lẽ là từ được nhắc đến nhiều nhất trong mỗi cuộc trò chuyện với những du học sinh Việt Nam. Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên tốn kém và khó khăn, nỗi nhớ ấy càng trở nên day dứt hơn trong lòng các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội ở phương trời xa.

Không phải ai cũng đủ điều kiện và may mắn để có thể về nhà vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay. Điều đó buộc những du học sinh trẻ tuổi phải tìm “chất Việt” nơi đất khách để phần nào vơi đi nỗi nhớ quê hương.

Khó khăn khi xa nhà

Mỗi du học sinh sẽ đối mặt những khó khăn riêng khi rời Việt Nam. Song, phần lớn trong số họ đều có những nỗi niềm chung, đặc biệt ở giai đoạn đầu học tập và làm việc tại nước ngoài.

Hoàng Tuấn Linh (23 tuổi), nam sinh hiện theo học chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Poitiers (Pháp), chia sẻ: “Suốt 2 tháng đầu tiên, mình hầu như không thể nói chuyện với người bản địa do tiếng Pháp học để ôn thi và tiếng Pháp giao tiếp thường ngày tại đây rất khác”.

 
Cuoc song du hoc sinh anh 2
Cuoc song du hoc sinh anh 3

Tuấn Linh và Thủy Tiên không có nhiều cơ hội trở về Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đó là chưa kể đến những khác biệt trong phương pháp giảng dạy và học tập. Nếu trước đây, Tuấn Linh có thể gói gọn quá trình học của mình trong những buổi lên lớp thì mọi thứ ở Pháp lại khác biệt hoàn toàn. Mỗi giảng viên sẽ được phân công hướng dẫn 3 học viên. Những buổi lên lớp không nhiều, chủ yếu tập trung vào lý thuyết và học viên được yêu cầu tự nghiên cứu tại nhà. Do đó, nếu không chủ động học kết hợp ôn tập song song, các du học sinh sẽ gặp tình trạng quá tải mỗi khi kỳ thi đến.

Trong khi đó, với Nguyễn Phương Thủy Tiên (22 tuổi), nữ sinh theo học chuyên ngành Quản lý dữ liệu tại Montreal (Canada), khó khăn lớn nhất là việc phải tự chủ cuộc sống khi còn rất trẻ.

“Mình sang Canada từ mùa hè 2018, tính đến nay đã gần 4 năm. Mình may mắn khi kết bạn khá nhanh nên cũng bớt đi phần nào cảm giác cô đơn nơi xứ người. Song, tự chủ cuộc sống là điều khó khăn nhất. Khi mới rời Việt Nam, cả mình và bạn cùng phòng đều bỡ ngỡ với việc phải tự nấu ăn, làm việc nhà, cân bằng chi tiêu...”, Thủy Tiên chia sẻ.

Tuy nhiên, với mọi du học sinh Việt Nam, có lẽ khó khăn lớn nhất và thường trực không gì khác ngoài nỗi nhớ nhà. Nguyễn Đức Minh (25 tuổi) đang làm việc tại Paris (Pháp) cũng không ngoại lệ. Với Minh, sống ở một đất nước xa lạ, nơi tìm kiếm “chất Việt” khó như “hái sao trên trời”, khiến cậu dù đã trải qua gần 2 năm học tập và làm việc tại đây vẫn chưa thể làm quen.

 
 
Cuoc song du hoc sinh anh 4
Cuoc song du hoc sinh anh 5

Nhớ nhà là nỗi niềm chung của những du học sinh như Đức Minh.

“Người Pháp hiện đại có câu ‘metro, boulot, dodo’, tức là ‘đi tàu điện, đi làm, đi ngủ’. Cuộc sống tại Pháp chỉ xoay quanh 3 hoạt động này. Với những người Việt sang Pháp học tập hay làm việc như mình, một ngày cứ trôi qua lặp lại và nhàm chán như thế. Nỗi nhớ nhà ngày một nhiều hơn. Bản thân nhiều lúc chỉ muốn bỏ tất cả để trở về”, Minh chia sẻ.

Chênh lệch múi giờ khiến Minh cũng như nhiều du học sinh khác không thể thường xuyên gọi điện về cho gia đình. Hơn cả, cậu cũng khó có thể bày tỏ hết nỗi nhớ, niềm thương với người thân. Bởi lẽ, với Minh, việc đó không những không giải quyết nhiều vấn đề, mà đôi khi còn khiến gia đình thêm lo lắng.

Minh trải lòng: “Rất khó để diễn tả cảm giác trống trải khi xa nhà. Mình chỉ có thể động viên bản thân cố gắng vượt qua nó mà thôi. Một trong những cách hiệu quả nhất là tìm kiếm hương vị từ các món ăn truyền thống, cho mình cảm giác thân quen, phần nào vơi đi nỗi nhớ Việt Nam, đặc biệt trong dịp cận Tết Nguyên đán như thế này”.

Tìm “chất Việt” qua ẩm thực truyền thống

Với các du học sinh, ẩm thực truyền thống mang nhiều ý nghĩa, là con đường ngắn và dễ dàng nhất để họ “trở về” Việt Nam bất cứ lúc nào. Đó có thể là hồi ức về bát phở Hà Nội mỗi sáng cuối tuần, hay tô bún bò Huế, hủ tiếu khô mẹ nấu khi còn nhỏ. Song, dù Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực đa dạng và phong phú, không dễ để tìm những món ăn chuẩn vị ở nước ngoài với giá cả phải chăng. Với những du học sinh trẻ, việc tự nấu một bát phở, bún bò Huế hay hủ tiếu còn khó khăn gấp nhiều lần.

“Ở Pháp, đồ ăn cho sinh viên khá rẻ, ở mức trung bình và có thể chi tiêu được. Tuy nhiên, đa số đều được chế biến theo kiểu Pháp, không hợp khẩu vị của mình. Mặt khác, đồ ăn Việt Nam tương đối khan hiếm. Bánh cuốn, phở, bún, miến… có nhưng không giống ở nhà. Muốn tự nấu cũng không dễ bởi mua đủ gia vị cần thiết là điều gần như bất khả thi”, Minh cho biết.

 
 
Cuoc song du hoc sinh anh 6
Cuoc song du hoc sinh anh 7

Đức Minh cũng như nhiều du học sinh khác tìm thấy hương vị quê hương trên đất khách nhờ những sản phẩm ăn liền của VIFON.

Trong khi đó, dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của Thủy Tiên đảo lộn. Nữ sinh cùng bạn bè phải sinh hoạt tại nhà gần một năm, các quán ăn giảm lượng khách, những buổi tụ tập cũng bị hạn chế.

Thủy Tiên chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên phở là món mình nhớ nhất khi xa nhà. Ở Canada, không khó để tìm những quán ăn Việt Nam. Song, là một du học sinh, mình không thể chi tiêu thoải mái, chưa kể nhiều nhà hàng còn tăng giá phở từ 11 USD lên 15 USD trong mùa dịch. Trước đây, vào những kỳ nghỉ dài, mình thường tụ tập cùng bạn bè nấu các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, thú thực, phải nấu thử mới biết vất vả thế nào. Nồi lớn, nồi bé… chất đầy phòng, dọn dẹp cũng mệt không kém”.

Không đủ điều kiện tài chính để ăn hàng thường xuyên, nhưng Tuấn Linh, Đức Minh hay Thủy Tiên đều phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà bằng những sản phẩm ăn liền của VIFON được bày bán tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại nước ngoài. Các bạn trẻ không chỉ dễ dàng mua những gói phở, bún hay hủ tiếu ăn liền với giá thành phải chăng, mà còn có thể tích trữ để sử dụng mọi lúc mọi nơi.

 
 
Cuoc song du hoc sinh anh 8
Cuoc song du hoc sinh anh 9

Người dùng dễ dàng tìm những thực phẩm ăn liền mang thương hiệu Việt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi quốc tế.

“Trong giai đoạn giãn cách xã hội, mình để ý thấy phở ăn liền có bán trong siêu thị nên mỗi lần đều mua 10-20 gói cho yên tâm. Tết Nguyên đán năm ngoái, mình với bạn cùng nhà ăn phở, hủ tiếu, bún bò Huế... đủ loại cả tuần liền không chán”, Thủy Tiên tiết lộ.

Với Minh, phở ăn liền là thứ giúp cậu tìm về những hương vị truyền thống, thấy “chất Việt” giữa lòng nước Pháp và vơi đi nỗi nhớ quê hương. Vị phở như nguồn động viên, sự đồng hành giúp Minh cảm nhận hương vị tình thân giữa cuộc sống bận rộn và cô đơn nơi đất khách.

Bên cạnh ý nghĩa truyền thống, những gói phở, bún, hủ tiếu… mang thương hiệu Việt ở nước ngoài còn dấy lên lòng tự hào trong Tuấn Linh. Nam sinh chia sẻ: “Những ngày đầu sang Pháp, khi chưa thể hòa nhập và phải tự thân làm mọi việc, ra tới siêu thị, thấy gói phở Việt bày trên quầy hàng là mình cảm thấy vừa bất ngờ, vừa vui mừng. Trong đầu nghĩ: ‘Việt Nam đây rồi!’, tay thì bấm điện thoại chụp để gửi về khoe gia đình ngay. Cảm giác không khác gì đi trên đường bất ngờ gặp đồng hương”.

Trải qua chặng đường 58 năm hình thành và phát triển, VIFON không ngừng đổi mới, sáng tạo để trở thành lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng Việt Nam lẫn thế giới. Với phương châm giữ trọn vị ngon chuẩn Việt trong từng sản phẩm, mỗi gói phở, bún, hủ tiếu... ăn liền của thương hiệu không chỉ góp phần quảng bá tinh hoa văn hóa ẩm thực quốc gia tới bạn bè 5 châu, mà còn trở thành “bạn đồng hành” không thể thiếu của những du học sinh xa nhà.

Theo Zing