"Nghiên cứu chiến lược và lộ trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2020-2035" do Bộ GD-ĐT khởi xướng thực hiện. GS Ngô Bảo Châu là người đứng đầu nhóm tư vấn của Bộ GD-ĐT với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước (Nghiên cứu thực hiện từ năm 2017 - 2019).
GS Ngô Bảo Châu đã đưa ra những nét cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh đã được xác định là "lĩnh vực đột phá" nhằm nâng cao năng suất và kỹ năng lao động của Chính phủ là: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam; Việt Nam 2035: hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Đồng thời, định hướng tự chủ đại học vào năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng và mức độ phù hợp.
Theo thống kê, số lượng trường ĐH,CĐ đến năm 2016 là 235 trường đại học (trong đó 65 trường tư thục) và 428 trường cao đẳng (trong đó 85 trường tư).
GS Châu đã đưa ra con số tỷ lệ đi học đại học Việt Nam và tại một số nước lân cận (2008 - 2014) như sau:
Số lượng trường ĐH của Việt Nam và một số nước lân cận trong tốp 400 châu Á theo QS 2018
Số lượng công bố trong danh mục Scopus:
2 thách thức
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đưa ra 2 thách thức với giáo dục ĐH,CĐ Việt Nam: Hệ thống quản trị kém và Thiếu đầu tư.
Theo đó, đầu tư nhà nước trên đầu sinh viên tại Việt Nam và một số nước khác như sau:
GS Châu đã chỉ ra những giá trị cốt lõi của giáo dục ĐH,CĐ với 4 vấn đề. Cụ thể: Đáp ứng hiệu quả và linh động những đòi hỏi của xã hội và đóng góp vào tăng năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như sự thịnh vượng của người dân.
Cần hội nhập với thế giới, hướng tới những giá trị nhân bản chung của nhân loại, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống của Việt Nam.
Đặc biệt, tìm ra tri thức mới, vận dụng tri thức có để phụng sự xã hội.
Đảm bảo sự công bằng và cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm sinh viên kém ưu đãi.
3 trụ cột cho sự phát triển giáo dục đại học, cao đẳng
GS Ngô Bảo Châu cho biết, nhóm nghiên cứu đề xuất 3 trụ cột cho sự phát triển GD ĐH,CĐ Việt Nam là: Quản trị, Tài chính và Năng lực hệ thống. Cụ thể:
Về Quản trị: GS Châu cho rằng, điểm cân bằng giữa tự chủ ĐH và sự can thiệp quản lý của nhà nước. Cần có mô hình hệ thống ĐH và CĐ thống nhất cùng với bộ tiêu chí rành mạch để đảm bảo hiệu quả cho sự can thiệp của quản lý Nhà nước (quản trị, giám sát) hướng tới nâng chất lượng của cả hệ thống.
Xây dựng mô hình quản trị của từng cơ sở ĐH,CĐ tự chủ để đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng đào tạo, nghiên cứu, minh bạch thông tin.
Về Tài chính: Nhóm nghiên cứu đề xuất phải nâng cao hiệu quả ngân sách Nhà nước dành cho ĐH, CĐ, chuyển từ hình thức cấp kinh phí chi thường xuyên sang hình thức đặt nhiệm vụ ưu tiên (đào tạo, nghiên cứu) thông qua quy trình cạnh tranh công bằng.
Đồng thời phải đảm bảo cơ hội tiếp cận: Quỹ học bổng và tín dụng sinh viên; Phải tạo ra khung pháp lý để khuyến khích đầu tư vào ĐH,CĐ.
Về Năng lực hệ thống: Nhóm nghiên cứu đề xuất thiết kế bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư; thiết kế bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học; thiết kế thị trường lao động ở ĐH, CĐ theo hướng mở và cạnh tranh; thống nhất và đơn giản hóa hệ thống tên gọi và chức danh.
Theo Dân trí