Cơ sở của trường ĐHQG Hà Nội tại số 19 Lê Thánh Tông

Ngày 10/6/2015,Tổ chức QS đã lần lượt công bố kết quả các bảng xếp hạng đại học năm 2015,bao gồm Bảng xếp hạng QS thế giới,Bảng xếp hạng QS châu Á,Bảng xếp hạng QS châu Mỹ La tinh,Bảng xếp hạng QS Ả rập,Bảng xếp hạng QS BRICS.

Từ năm 2009,QS đánh giá,xếp hạng và công bố 300 đại học hàng đầu châu Á dựa trên các tiêu chí xếp hạng phản ánh đặc thù,thách thức và những ưu tiên của khu vực.Trong bảng xếp hạng này, về số lượng Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 74 trường đại học,Nhật Bản là quốc gia có nhiều đại diện thứ hai trong xếp hạng QS châu Á với 68 trường.Tiếp theo là Hàn Quốc (45 trường),Đài Loan (28), Malaysia (21) và Ấn Độ (17).

Các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á khác cũng có trong top 300 châu Á là: Thái Lan (11 trường), Pakistan (10),Indonesia (7).Singapore,Việt Nam và Bangladesh là 3 quốc gia có 2 đại học trong top 300. Sri Lanka, Brunei và Macau mỗi nước chỉ có một trường.

Trong bảng xếp hạng QS châu Á lần này, hai đại học của Việt Nam là ĐHQG Hà Nội(thuộc nhóm 191-200) và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh (thuộc nhóm 201-250).

Top 10 đại học hàng đầu châu Á của năm 2015 gồm có ĐH Quốc gia Singapore,ĐH Hồng Kông,Viện Nghiên cứu Khoa học & Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST),ĐH Công nghệ Nanyang Singapore (NTU), ĐH Khoa học & Công nghệ Hong Kong, ĐH Trung Hoa Hồng Kông,ĐH Bắc Kinh,ĐH Quốc gia Seoul,ĐH Thành thị Hồng Kông và  ĐH Pohang. So với năm 2014, ĐH Tokyo của Nhật Bản không còn nằm trong top 10 đại học hàng đầu châu Á, thay vào đó ĐH Thành thị Hồng Kông lần đầu tiên lọt vào top 10.

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, năm nay thứ hạng của hai đại học Việt Nam chủ yếu được quyết định bởi các chỉ số đánh giá của các học giả và các nhà tuyển dụng trong nước và khu vực.Các chỉ số về số lượng và chất lượng các bài báo khoa học thống kê từ cơ sở dữ liệu Scopus mặc dù đã có nhiều tiến bộ,nhưng so với sự gia tăng tương quan với các trường đại học hàng đầu trong châu lục Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Theo vnu.edu.vn