Câu chuyện bi thương về thân phận người phụ nữ trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ được nhiều đội thi lựa chọn mang lên sân khấu. Câu chuyện xoay quanh cô nàng Vũ Thị Thiết - quê ở Nam Xương và chồng là Trương Sinh - con nhà hào phú, ít học, tính tình hay ghen. Thời gian chồng đi lính, Vũ Nương thường chỉ cái bóng của mình trên vách và nói đó là cha để con trai không thấy buồn. Nhưng khi Trương Sinh trở về đã hiểu lầm nàng tư tình với người khác. Không thể thanh minh, nàng nhảy xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử, lấy lại thanh danh.

Mười a10
Sáng tạo với hình ảnh chiếc bóng

 

Những hình ảnh nơi chiến trường, chiếc bóng đen mà Vũ Nương hay nhận là chồng, bối cảnh tang thương khi nàng gieo mình xuống dòng sông lạnh… đã được các em khắc họa một cách chi tiết, hấp dẫn và bất ngờ.

Ngoài diễn xuất, các hoạt động múa, hát, kể chuyện… được lồng ghép trong tác phẩm cũng  khiến những màn trình diễn thêm thú vị. Ngoài ra, vòng chung kết còn có 2 tác phẩm Bống bống bang bang (tác phẩm Tấm Cám) và Cô bé Lọ Lem

Hình
Hình ảnh Vũ Nương trở về được trình diễn một cách sinh động, duyên dáng
 

Cuối cùng, ban tổ chức đã trao giải nhất cho lớp 10A16 và giải nhì cho lớp 10A17, 2 đội cùng biểu diễn tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. “Em cảm thấy rất vui khi được tham gia hoạt động lần này, nó không chỉ giúp em hiểu sâu hơn về tác phẩm khi chủ động tìm hiểu về bài học, mà còn thể hiện được khả năng biểu diễn của mình. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hơn các hoạt động này để chúng em thoải mái, thỏa sức sáng tạo nhiều hơn”, em Minh Vy bộc bạch.

Đầu tư từ kịch bản, diễn xuất đến trang phục
Các tác phẩm được đầu tư chỉn chu từ kịch bản, diễn xuất đến trang phục

 

Cô Huỳnh Thị Quỳnh Chi - tổ trưởng tổ văn nhà trường - chia sẻ, đây là lần đầu tiên nhà trường tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, hướng đến đổi mới giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thực hiện những hoạt động này, giáo viên của tổ phải liên tục cập nhật công nghệ thông tin và xu hướng của các bạn trẻ nếu không muốn tụt hậu. Bởi những giáo viên dạy hay, có nhiều kinh nghiệm ở chương trình cũ đều đã lớn tuổi, còn giáo viên trẻ dù rất năng động nhưng ít kinh nghiệm và số lượng cũng hạn chế. Chưa kể, các tác phẩm trong chương trình mới chưa được dạy nhiều nên thầy cô cũng chưa thể cảm hết.

Tác phẩm Bóng bóng bang bang
Tác phẩm Bống bống bang bang
Tác phẩm Cô bé Lọ Lem
Tác phẩm Cô bé Lọ Lem

 

“Thầy cô phải sáng tạo ngày đêm, xây dựng bài học sao cho hấp dẫn để các em thích thú với môn văn chứ không đơn thuần như ngày xưa nữa. Điều này làm thầy cô vất vả hơn nhưng học sinh sẽ nhận được nhiều thứ hơn. Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng các chuyên đề nghiên cứu văn học hoặc nhật ký văn học, dựa theo lứa tuổi của học sinh để các em có thể phát triển năng lực cá nhân nhiều hơn”, cô Quỳnh Chi nói. 

Theo phụ nữ TPHCM