leftcenterrightdel
 Hàng ngàn trường mẫu giáo đóng cửa trên khắp Trung Quốc vì tỷ lệ sinh giảm mạnh

Theo báo cáo thường niên của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2023, số trường mẫu giáo giảm hơn 5% (tương với 14.808 trường) đóng cửa, đánh dấu năm thứ 2 suy giảm liên tiếp.

Số lượng tuyển sinh cũng giảm 11,55%, tương đương 5,35 triệu trẻ em, còn lại khoảng 40,9 triệu trẻ em. Đây là năm thứ 3 liên tiếp số lượng tuyển sinh giảm.

Theo đó, nhìn chung tổng thể thì các trường tiểu học trên khắp Trung Quốc cũng chứng kiến mức giảm 3,8%

Sự thay đổi này phản ánh tỷ lệ sinh và dân số đang giảm của Trung Quốc, với chỉ 9 triệu ca sinh được ghi nhận vào năm 2023 - đây là mức thấp nhất kể từ năm 1949.

Theo các số thống kê thì tỷ lệ sinh năm 2023 của Trung Quốc được báo cáo là dưới 1,0 thấp hơn nhiều so với mức thay thế là 2,1.

“Trong khi đó, gánh nặng chăm sóc người cao tuổi đang ngày càng gia tăng, trong bối cảnh kinh tế trì trệ”, He Yafu, một nhà nhân khẩu học độc lập có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông cho biết.

“Các nhà điều hành trường mẫu giáo cần phải điều chỉnh chiến lược để đáp ứng những thách thức mới, chẳng hạn như mở rộng giáo dục trẻ nhỏ, bao gồm trẻ em dưới 3 tuổi và thiết lập một hệ thống chăm sóc - giáo dục tích hợp" - He Yafu nói thêm.

Cuối tháng 10, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc khảo sát lớn để tìm hiểu mối lo ngại của công chúng về việc sinh con, trong bối cảnh tỷ lệ sinh liên tục giảm mặc dù chính phủ đã có những sáng kiến trước đây nhằm khuyến khích các gia đình đông con.

Nghiên cứu này sẽ có sự tham gia của 30.000 người từ nhiều nhóm, lĩnh vực độ tuổi..., nhằm mục đích tìm ra lý do đằng sau sự suy giảm này và đưa ra các chính sách hỗ trợ khả năng sinh sản.

Cuộc khảo sát là một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giải quyết những thách thức về nhân khẩu học, bao gồm tình trạng dân số già hóa và áp lực kinh tế của đất nước, những yếu tố khiến các gia đình không muốn sinh thêm con.

Để ứng phó tình trạng này, Trung Quốc đang thúc đẩy hôn nhân và chia sẻ quyền nuôi con và đang cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu để ứng phó với lực lượng lao động đang giảm sút. Các nhà phân tích tin rằng áp lực kinh tế và chi phí sinh hoạt cao đã ngăn cản các gia đình sinh con. Trong khi đó, nhiều trường mẫu giáo chuyển đổi thành trung tâm chăm sóc người cao tuổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Theo phụ nữ TPHCM