leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Bạn nghĩ đâu là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc trong cuộc đời một con người? Từng có một cuộc khảo sát với đối tượng là những người sinh vào các năm 1980, 1990. Câu hỏi được đặt ra: Chìa khóa dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống là gì?

Kết quả là, 80% người tham gia cho rằng phải giàu có; 50% cho rằng phải nổi tiếng! Danh lợi, tiền tài dường như là yếu tố then chốt tạo nên hạnh phúc của con người, đây cũng là mong đợi lớn của nhiều bậc cha mẹ dành cho con cái mình.

Khi con cái còn nhỏ, không ít bố mẹ thường khuyên: Con phải học hành chăm chỉ, sau này vào một trường đại học tốt, tìm được một công việc lương cao, cuộc sống sẽ hạnh phúc... Nhưng có đúng không? Người có cả danh và lợi có sống hạnh phúc không?

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

 

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard đã dành 75 năm theo dõi cuộc sống của 724 người để tìm hiểu về hạnh phúc trong cuộc sống. 724 người này đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, một số đến từ các trường danh tiếng và một số sống trong khu ổ chuột. 

Ngày nay, hầu hết trong số 724 người được nghiên cứu đã qua đời, các nhà nghiên cứu đã bước sang thế hệ thứ 4. Cuối cùng, họ đã công bố kết quả: Chìa khóa hạnh phúc của một người trong cuộc sống không phải là sự giàu có, danh tiếng hay một công việc tốt mà là những mối quan hệ tốt - mối quan hệ với gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng khi còn trẻ, những người này cũng tin rằng danh tiếng, sự giàu có và thành tích cao là chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thời gian trôi qua, họ ngày càng nhận thấy những người sống hạnh phúc thường có ba đặc điểm này.

1. Có bạn bè để nói chuyện

Có người có nhiều bạn nhưng trong lòng thường cô đơn, có người lại không có nhiều bạn, chỉ 2 hoặc 3 nhưng trong lòng rất viên mãn và có chất lượng cuộc sống cao. Lý do là chìa khóa hạnh phúc của một người không phải là số lượng bạn bè mà là chất lượng!

Bắt đầu từ mẫu giáo, trẻ sẽ học cách kết bạn và bước vào "giai đoạn nhạy cảm trong giao tiếp giữa các cá nhân". Những nguyên tắc và phương pháp mà các em sử dụng để kết bạn lúc này sẽ ảnh hưởng đến cách các em kết bạn khi trưởng thành.

Trẻ từ 4 - 6 tuổi thường kết bạn dựa trên sở thích của mình. Cha mẹ nên lưu ý rằng trong giai đoạn này, trẻ có thể rơi vào trạng thái "kiểm soát", "bị kiểm soát" trong tình bạn và phải hướng dẫn con đúng cách. Cha mẹ có thể hướng dẫn con làm theo trái tim mình và từ chối mọi mối quan hệ khiến chúng không thoải mái. 

2. Những người có thể xử lý tốt các mối quan hệ xung quanh mình

Con người có bản chất muốn gần gũi, hòa nhập vào vòng kết nối của người khác và được người khác công nhận.

Một số nghiên cứu cho rằng, sau khi một đứa trẻ chào đời, trí não của trẻ phát triển nhanh chóng, trẻ bắt đầu học nói, muốn chơi với những đứa trẻ khác,… Tất cả để chuẩn bị cho việc hòa nhập suôn sẻ.

Một số bậc cha mẹ có thể đặt câu hỏi: Trong trường hợp này, tại sao những đứa trẻ sôi nổi, vui vẻ khi còn nhỏ, thường chủ động kết bạn, lại trở nên cô đơn và ngại giao tiếp khi lớn lên? Câu trả lời được các nhà tâm lý học đưa ra là khi liên tục bị đe dọa hoặc bị từ chối, não bộ sẽ theo bản năng lựa chọn chiến đấu hoặc trốn tránh.

Đối với trẻ em, cái nhìn khinh thường hoặc những lời nói tiêu cực từ cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè đồng trang lứa có thể đe dọa đến lòng tự trọng của trẻ. Để tránh loại mối đe dọa này, chúng sẽ chọn cách tránh xa, từ đó khép mình lại và ngày càng trở nên cô đơn hơn!

Nhiều người lớn sợ giao tiếp xã hội cảm thấy thoải mái khi ở một mình. Nhưng ở một mình trong thời gian dài sẽ có hại cho sức khỏe của bạn.

Vậy cha mẹ nên làm gì đối với những đứa trẻ cô đơn hoặc không muốn hòa nhập? Đừng lo lắng, bớt la mắng và đe dọa mà hãy thấu hiểu và giúp đỡ con cái nhiều hơn. Hãy huyến khích trẻ nhiều nhất có thể và tiếp thêm sức mạnh cho trẻ. 

leftcenterrightdel
 Một người tham gia vào cuộc nghiên cứu của ĐH Harvard

 

3. Những người có hôn nhân hạnh phúc

Trong nghiên cứu của Harvard, người ta thấy rằng những người hài lòng với cuộc sống hôn nhân của mình sẽ khỏe mạnh hơn trong những năm sau này! Những người đau khổ trong hôn nhân có xu hướng trải qua nhiều khó chịu về thể xác hơn. Nguyên nhân là do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, lượng lớn cảm xúc không tốt sẽ khuếch đại nỗi đau thể xác vô số lần.

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng việc con người có cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân hay không thường liên quan đến mối quan hệ gắn bó giữa cô ấy/anh ấy với cha mẹ khi còn nhỏ.

Nếu một đứa trẻ đã thiết lập mối quan hệ gắn bó rất bền chặt và an toàn với cha mẹ từ khi còn nhỏ thì sâu thẳm trong trái tim sẽ có một giọng nói mách bảo chúng: Cha mẹ sẽ bao dung, chấp nhận và yêu thương chúng vô điều kiệ. Sau đó, khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ linh hoạt hơn về mặt tâm lý trong việc giải quyết các vấn đề về cảm xúc và có khả năng phục hồi sau tổn thương mạnh mẽ hơn.

Ngược lại, nếu một đứa trẻ không có mối quan hệ hòa thuận với cha mẹ và thiếu sự an toàn bên trong, nó sẽ không nhận được bất kỳ sự an ủi hay đáp lại nào từ cha mẹ khi bị tổn thương. Để rồi khi lớn lên, họ sẽ thường xuyên gặp trục trặc trong các mối quan hệ tình cảm.

Hiểu Đan