Wayan Pasek Adi Putra, giám đốc học viện, cho biết: "Ban đầu, chương trình thanh toán học phí cho phép học viên trả trong ba lần: lần đầu tiên là 50% tổng học phí, lần thứ hai và ba lần lượt là 20 và 30%".

Tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid-19, ngôi trường này điều chỉnh chính sách linh hoạt. Do cơ sở đào tạo dịch vụ du lịch này còn sản xuất dầu dừa nguyên chất, nên ban giám hiệu cho phép sinh viên trả học phí bằng cách mang dừa đến.

Ảnh minh hoạ

Ông Wayan Pasek nói: "Chúng tôi phải giáo dục học viên cách tối ưu hóa nguồn tài nguyên xung quanh. Khi đại dịch kết thúc, họ sẽ bước vào thế giới của ngành du lịch với những kỹ năng khác nhau. Họ có thể tìm được khách hàng mới trong tương lai, khi trở thành nhân viên kinh doanh các sản phẩm từ dừa".

Theo báo cáo, trường cũng cho phép học viên trả tiền cho các lớp học bằng lá chùm ngây và lá gotu kola (rau má) được dùng để sản xuất "xà phòng thảo dược" và có thể được bán để gây quỹ cho học viện.

"Nhờ hoạt động này, các sinh viên tốt nghiệp sẽ trở về thiên nhiên, nơi họ có thể biến tài nguyên thàng các sản phẩm hữu ích. Chúng tôi sẽ phát triển những gì học viên đóng góp thành những sản phẩm đầy hứa hẹn cho tương lai", ông Wayan Pasek nói.

Học viện du lịch này được thành lập vào năm 2017 và vừa có khoá tốt nghiệp thứ ba vào tuần trước, đào tạo học viên chương trình giáo dục trong ngành khách sạn. Tuy nhiên, các học viên tốt nghiệp có thể phải đợi rất lâu mới có thể thực hành những gì học tại trường, vì hòn đảo vẫn đóng cửa với khách du lịch đến hết 2020.

Theo vnexpress