leftcenterrightdel
 Một phân tích mới về các tài liệu hiện có đã nhấn mạnh tác động lâu dài của việc lạm dụng bằng lời nói đối với trẻ

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lạm dụng và bỏ bê trẻ em (Child Abuse & Neglect) dựa trên 166 dữ liệu nghiên cứu trước đó để đưa ra phân tích chi tiết về chủ đề này. Theo đó, các tác giả kêu gọi việc lạm dụng trẻ bằng lời nói nên được coi là một hình thức ngược đãi.

Ngược đãi trẻ em hiện được phân thành 4 loại: lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, lạm dụng tinh thần, trong đó lạm dụng bằng lời nói và bỏ bê.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu này có thể đưa ra các chiến lược phòng ngừa và điều trị.

Không giống như các hình thức lạm dụng tình cảm khác, bao gồm thờ ơ, im lặng và chứng kiến bạo lực gia đình, lạm dụng bằng lời nói được các nhà nghiên cứu phân loại là nghiêm trọng  và “cần được đặc biệt chú ý”.

Được ủy quyền bởi Words Matter - một tổ chức từ thiện của Anh nhằm cải thiện sức khỏe trẻ em bằng cách chấm dứt lạm dụng bằng lời nói - nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Wingate ở Bắc Carolina và Đại học College London tiến hành. Giáo sư Shanta Dube - tác giả chính của nghiên cứu và giám đốc Chương trình Thạc sĩ y tế công cộng của Đại học Wingate - cho biết: “Lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em cần được thừa nhận là một loại lạm dụng vì những hậu quả tiêu cực suốt đời”.

Nghiên cứu cho thấy việc người lớn như cha mẹ, người giám hộ, giáo viên và huấn luyện viên... la hét trẻ có thể gây ra tác động lâu dài và biểu hiện dưới dạng đau khổ về tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm và tức giận. Biểu hiện của trẻ là phạm tội, sử dụng chất gây nghiện hoặc lạm dụng. Ngoài ra, trẻ còn gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như phát triển bệnh béo phì hoặc bệnh phổi.

Jessica Bondy - người sáng lập Words Matter - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động thực sự của việc lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em. “Tất cả người lớn đôi khi vì stress do công việc quá tải và gánh nặng cuộc sống mà nói những điều không chủ ý. Nhưng ít ai nghĩ rằng nó sẽ để lại di chứng lâu dài cho trẻ. Chúng ta cần nhận biết những hành động này và chấm dứt việc lạm dụng trẻ bằng lời nói” - cô nói.

Các nhà nghiên cứu cũng kêu gọi “cần có sự nhất quán” trong việc xác định lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em để phổ biến và cảnh báo tác động của nó, từ đó có thể phát triển các biện pháp can thiệp.

Theo đó, các chuyên gia khuyến khích người lớn tránh la hét, lăng mạ, hạ nhục hoặc gọi tên khi nói chuyện với trẻ, cũng như suy nghĩ trước khi nói và dành thời gian để hàn gắn mối quan hệ với trẻ sau khi nói ra điều gì đó gây tổn thương.

Tương tự, quy tắc đầu tiên của việc tránh la hét là không được chỉ trích khi la mắng, Elizabeth Gershoff, giáo sư về phát triển con người và khoa học gia đình tại Đại học Texas ở Austin và là nhà nghiên cứu về kỷ luật của cha mẹ nói thêm. "Việc la hét trẻ sẽ khiến trẻ bị ấn tượng không tốt, dần dà sẽ phản ứng lại tương tự".

Theo phụ nữ TPHCM