leftcenterrightdel
 Chính sách ưu ái con cái của cựu sinh viên là một phần trong quá trình tuyển sinh. Ảnh: New York Post.

Trong phần mô tả lớp học vào năm 2025, ĐH Yale (Mỹ) tự hào ghi rằng sinh viên của họ đến từ 48 tiểu bang, 68 quốc gia và 1.221 trường trung học. Bên cạnh đó, trong năm ngoái, trường này công bố 51% lớp học có người da màu.

Tuy nhiên, ngay cả khi Yale thúc đẩy sự đa dạng của sinh viên năm nhất, trường vẫn bám vào truyền thống tuyển sinh ưu tiên thế hệ kế thừa, chủ yếu mang lại lợi ích cho sinh viên da trắng, giàu có và có mối quan hệ tốt, theo New York Times.

Trong nhóm sắp nhập học, 14% là con cái của cựu sinh viên tốt nghiệp từ Yale. Đặc quyền này tồn tại qua nhiều thế kỷ và không có nhiều thay đổi bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt sự thiên vị được thực hiện bởi các nhà lập pháp, nhà cải cách giáo dục.

Nhiều nơi nói rằng thế hệ kế thừa củng cố mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Chỉ một số trường đại học hàng đầu bãi bỏ lợi thế này.

Tuy nhiên, chính sách dành riêng cho con cái của cựu sinh viên sẽ sớm phải đối mặt với thử thách lớn khi xu hướng tuyển sinh ngày càng đổi mới và hiện đại.

Quy trình tuyển sinh thiên vị

 Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến xét xử những tranh luận đối với các chính sách lựa chọn tại ĐH Harvard và North Carolina vào mùa thu năm nay.

Nếu phán quyết cuối cùng chấm dứt hoặc hủy bỏ thông lệ này, như nhiều chuyên gia mong đợi, nó sẽ kết thúc thời kỳ ưu tiên người kế thừa. Sự thiên vị rõ ràng dành cho con cái của cựu sinh viên sẽ khiến các ứng viên khác mất quyền cạnh tranh.

“Nếu tòa án tối cao bãi bỏ truyền thống này, các ưu ái cho nhóm ‘di sản’ sẽ không tồn tại lâu trên thế giới”, Justin Driver, một giáo sư tại trường Luật Yale, cho biết.

Giáo sư Driver không ủng hộ việc tuyển sinh có chọn lọc về chủng tộc và gọi điều này giống như việc “tạo điều kiện cho Elon Musk mua được vé số trúng thưởng”.

Hệ thống ĐH California, Georgia và Texas A&M đều chấm dứt các ưu đãi kế thừa khi họ bị áp lực bởi những vụ kiện cộng với kết quả bỏ phiếu, theo một phân tích của tổ chức Century.

leftcenterrightdel
Việc thiên vị sinh viên da trắng sẽ khiến cuộc đua vào trường đại học mất tính công bằng. Ảnh: New York Times. 

Students for Fair Admissions, nhóm phản đối chính sách thiên vị, đã đệ trình lên Tòa án Tối cao để chống lại Harvard, North Carolina, Yale. Họ lập luận rằng loại bỏ lợi thế cho nhóm “di sản” là cách để đẩy lùi phân biệt đối xử.

Bối cảnh đó đặt các trường đại học vào một tình thế khó xử khi vừa phải bảo vệ truyền thống tuyển sinh vừa đảm bảo tính đa dạng chủng tộc. Chủ đề này nhạy cảm đến mức rất ít giáo viên thảo luận về chúng.

Chưa có số lượng chính xác về các trường sử dụng chính sách ưu đãi thế hệ kế thừa. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Inside Higher Ed vào năm 2018 cho thấy 42% trường tư và 6% trường công có chiến lược này.

Chỉ một số ít cơ sở giáo dục ưu tú - bao gồm Johns Hopkins và Amherst - đã từ bỏ sự thiên vị trong quy trình tuyển sinh trong những năm gần đây.

Khó từ bỏ lợi ích

 Nhiều người cho rằng những quy định trên chỉ là một phần nhỏ trong quá trình lựa chọn. Nhưng ở cấp độ thực tế, chúng giúp các trường quản lý tỷ lệ nhập học và dự đoán doanh thu từ học phí.

“Tôi nghĩ nhiều trường ưu tú cảm thấy họ phải tận dụng chính sách này như một cơ chế gây quỹ từ các cựu sinh viên”, Andrew Gounardes, một thượng nghị sĩ bang Brooklyn, người gần đây đã tài trợ cho dự luật cấm ưu đãi kế thừa ở New York.

Tại Connecticut, nơi các nhà lập pháp tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này vào tháng 2, Yale nằm trong số các trường tư thục phản đối. Trong lời khai bằng văn bản, Jeremiah Quinlan, trưởng bộ phận tuyển sinh, gọi lệnh cấm được đề xuất là sự can thiệp của chính phủ vào các vấn đề tại trường đại học.

Peter Arcidiacono, nhà kinh tế học ở Duke, đã phân tích dữ liệu của Harvard và nhận thấy một ứng viên da trắng sẽ có khả năng trúng tuyển gấp 5 lần so với nhóm còn lại.

Phân tích của ông cũng chỉ ra rằng trong những năm qua, con cái của các cựu sinh viên nhận được lợi thế lớn hơn.

Ngay cả khi chấm dứt những ưu tiên kế thừa ở Harvard, điều đó sẽ không bù đắp được sự mất mát về tính đa dạng nếu chương trình tuyển sinh có chọn lọc về chủng tộc không bị loại bỏ.

leftcenterrightdel
 Nhiều trường đại học tinh hoa khó từ bỏ lợi ích từ nhóm sinh viên kế thừa. Ảnh: CNBC.

Một cuộc khảo sát của Harvard Crimson đối với sinh viên sắp nhập học báo cáo rằng đối tượng “di sản” chiếm khoảng 15,5% vào năm ngoái. Còn theo dữ liệu của Tiến sĩ Arcidiacono trong vài năm, tỷ lệ của nhóm này trúng tuyển ở Harvard là 14%.

Tác động chính xác của chính sách thiên vị vẫn là một bí ẩn vì các trường đại học thường che giấu số liệu của họ.

New York Times đã cố gắng phỏng vấn hơn 20 hiệu trưởng và giám đốc tuyển sinh tại những trường tinh hoa nhưng phần lớn đều bị từ chối.

Sanford S. Williams, giảng viên tại trường Luật UCLA, cùng vợ và 3 người con cũng là cựu sinh viên của ĐH Virginia. Ông ủng hộ những ưu đãi dành cho thế hệ kế thừa, miễn chúng chỉ là một phần nhỏ của quá trình tuyển sinh.

“Chúng tôi biết rất nhiều bạn bè có con cái đến tuổi vào đại học. Họ cũng hướng con vào trường cũ và nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp”, ông Williams nói.

Theo zingnews