leftcenterrightdel
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại Trung Quốc năm 2023. 

Điều này được kỳ vọng mang lại cho họ thu nhập tốt hơn.

Năm 2019, chị Wang Xiyao làm nghề kinh doanh tư vấn cửa hàng tại tỉnh Hà Nam nhưng số lượng khách hàng giảm dần do khủng hoảng kinh tế. Trong tình cảnh khó khăn, Wang quyết định thi lại đại học.

Theo truyền thống, học sinh Trung Quốc thi đại học, gọi là gaokao, vào cuối cấp 3, khi các em 18 tuổi. Kỳ thi này cũng dành cho bất kỳ ai muốn dự thi, bất kể tuổi tác hay trình độ học vấn.

Trong những năm gần đây, nhận thấy số người trưởng thành muốn thi lại gaokao tăng lên, chính phủ đã điều chỉnh một kỳ thi khác, gọi là kỳ thi giáo dục nghề nghiệp cấp cao.

Kỳ thi này dành cho những thí sinh muốn theo đuổi nghề nghiệp chuyên nghiệp. Thí sinh làm bài kiểm tra Tiếng Trung, Toán, Tiếng Anh với cấu trúc và độ khó thấp hơn gaokao.

Ở độ tuổi ngoài 30, Wang muốn học nha khoa để đảm bảo thu nhập ổn định hơn. Ban đầu, Wang khá lo lắng vì những thí sinh tham gia kỳ thi giáo dục nghề nghiệp cấp cao chỉ có thể đăng ký vào các trường cao đẳng, vốn có ít uy tín ở Trung Quốc.

Nhưng một người bạn trong ngành nha khoa đã thuyết phục Wang rằng đó là lựa chọn tốt. So với bằng cử nhân y khoa 5 năm, Wang chỉ mất 2 năm học toàn thời gian và một năm thực tập lâm sàng.

Vì vậy, Wang quyết định rẽ hướng. Tháng 3/2019, Wang chi hơn một nghìn nhân dân tệ mua sách giáo khoa, giảm khối lượng công việc để ôn luyện các môn văn hóa. Cô còn đăng ký lớp luyện thi gaokao kéo dài 6 tháng, học hàng ngày từ 5 giờ sáng đến nửa đêm.

Vào tháng 7/2020, gần 15 năm kể từ lần đầu thi đại học, Wang tham gia một kỳ thi có tính chất tương tự với mong muốn bắt đầu chương tiếp theo trong cuộc đời. Cô ấy không phải người duy nhất.

Sống cách Bắc Kinh khoảng 700 km, Dai Meng đếm từng ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2024, dự kiến vào tháng 12. Cô đã tốt nghiệp bằng cử nhân tại một trường kinh doanh ưu tú. Tuy nhiên, Dai đã hối hận ngay lập tức. Cô cảm thấy công việc cứu người ý nghĩa hơn nên lựa chọn thi lại đại học.

Năm 2021, cô trúng tuyển một trường y tại Bắc Kinh sau 3 lần thi lại gaokao. Hiện tại, nữ sinh đặt mục tiêu lấy bằng sau đại học, điều kiện cần thiết để có thể làm việc tại những bệnh viện lớn.

Việc nhiều người trở lại các kỳ thi lớn làm tăng mức độ cạnh tranh khắc nghiệt và góp phần gia tăng áp lực tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng khiến bằng cấp càng được chú trọng hơn nữa khi các ứng viên đi tìm việc làm.

Để giải quyết vấn đề cử nhân thất nghiệp trong năm nay và tương lai, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc thông báo sẽ hỗ trợ tuyển dụng 34,4 nghìn cử nhân năm 2024. Những người này sẽ làm việc trong các lĩnh vực như giáo dục, nông nghiệp, chăm sóc y tế và tái thiết nông thôn. Thời gian làm việc là 2 năm.

Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư, yêu cầu các địa phương bảo đảm kinh phí cho các vị trí này. Ngoài ra, đảm bảo phân bổ các khoản chi cho công việc, sinh hoạt, định cư, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho người lao động.

Các kỳ thi như gaokao, giáo dục nghề nghiệp cấp cao hay sau đại học đều nhận được sự quan tâm của đông đảo người trưởng thành tại Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn. Họ muốn học những ngành nghề có thể mang lại thu nhập tốt và ổn định hơn.

Theo giaoducthoidai